bỏ Tư Duy Cố Định và thay thế vào đó bằng một nền văn hóa của Tư Duy
Phát Triển và tình đồng đội. Gerstner và IBM như là phiên bản Tư Duy
Phát Triển của Enrol vậy.
Với Tư Duy Phát Triển, những nhà lãnh đạo này bắt đầu bằng việc
tin vào tiềm năng và sự phát triển cá nhân – cả của chính họ lẫn của những
người khác. Thay vì sử dụng công ty như một công cụ khuếch trương cái
tôi của mình, họ dùng nó như một bộ máy của sự phát triển – cho bản thân,
cho nhân viên, và cho cả công ty.
Warren Bennis từng nói rằng có quá nhiều người lãnh đạo có động
lực để làm việc nhưng lại không đi tới đâu. Những người này thì khác. Họ
không quan tâm tới sự vương giả. Họ quan tâm tới hành trình – một hành
trình náo nhiệt chứa nhiều bài học mới, ý tưởng mới, con người mới.
JACK: LẮNG NGHE, GHI NHẬN, BỒI DƯỠNG
Khi Jack Welch thâu tóm lại GE năm 1980, công ty lúc đó được định giá
vào khoảng
14
tỉ đô la. 20 năm sau, nó được định giá lại bởi phố Wall với mức giá 490
tỉ đô la.
Tại thời điểm đó, đây là công ty có giá trị nhất trên thế giới. Tạp chí
Fortune gọi Welch là “CEO được nhiều người ngưỡng mộ, nghiên cứu và
bắt chước theo nhất thời đại... Ảnh hưởng về mặt kinh tế của ông lớn tới
mức không thể đếm được, nhưng nó chắc chắn lớn hơn gấp nhiều lần
những gì GE đã làm được.”