Chúng ta thường thấy tôi tôi tôi tôi ở những vị CEO thèm muốn sự
công nhận, và giờ là chúng tôi, chúng ta ở những người lãnh đạo có Tư
Duy Phát triển.
Thú vị ở chỗ, trước khi Welch có thể loại bỏ hoàn toàn thứ Tư Duy
Cố Định ra khỏi văn hóa công ty, ông đã phải tự loại bỏ nó ở chính bản
thân ông trước. Và Welch thực sự đã rất vất vả để làm được điều đó. Ông
không phải tự dưng trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc như vậy. Năm
1971, khi Welch đang được cân nhắc thăng chức thì người đứng đầu của bộ
phận nhân sự của GE đã viết một lá thư cảnh cáo. Trong đó anh ta nói, mặc
dù Welch có rất nhiều điểm mạnh, nhưng việc đề bạt ấy có rất nhiều rủi ro.
Anh nói Welch kiêu căng, không chịu tiếp thu lời chỉ trích, và phụ thuộc
quá nhiều vào tài năng thay vì sự chăm chỉ và đội ngũ nhân viên. Đó đều là
những dấu hiệu không tốt.
Thật may mắn, mỗi khi Jack đạt được một thành công nào đó, ông
lại rút ra thêm cho mình một bài học cảnh tỉnh. Một ngày, Welch, lúc đấy
còn rất trẻ, mặc bộ âu phục bảnh bao, lái chiếc xe mui trần bóng bẩy trên
đường. Khi ông cuộn trần xe lên một chút dầu đen đã bắn vào cả bộ âu
phục lẫn xe của ông. “Thời gian đó tôi vẫn còn tự tin thái quá về bản thân,
và vết dầu kia như một cú tát, giúp tôi tỉnh táo nhìn ra sự thật. Đó quả là
một bài học lớn.”
Trong cuốn tiểu sử của mình, có cả một chương với tiêu đề “Quá
ngạo mạn” kể với thời gian khi ông đang chuẩn bị mua lại một số công ty
và tự tin rằng ông không thể sai được. Những công ty ông mua lại sau đó,
bao gồm Kidder, Peabody, một ngân hàng đầu tư phố Wall với văn hóa vận
hành giống Enron, đều trở thành những thảm họa gây thiệt hại tới vài trăm
triệu đô cho GE. “Tôi luôn bị ám ảnh về vụ mua lại Kidder.” Nó đã dạy cho
ông ấy rằng “Khoảng cách giữa sự tự tin và ngạo mạn chỉ cách nhau có một
lưỡi dao lam. Lần này, sự ngạo mạn đã chiến thắng và dạy tôi một bài học
tôi sẽ không bao giờ quên.”