trong việc loại trừ tư duy nhóm. Mỗi khi một nhóm cùng đồng ý với một
quyết định nào đó khi còn tỉnh táo, họ sẽ uống thật say và cùng thảo luận
lại một lần nữa.
Tư Duy nhóm cũng có thể xảy ra khi một người lãnh đạo có Tư Duy
Cố Định trừng phạt những người có ý kiến bất đồng. Có thể mọi người vẫn
sẽ có quan điểm của riêng mình, nhưng họ sợ phải nói ra. Iacocca đã cố bịt
miệng (hoặc loại bỏ) những người chỉ trích những ý tưởng hay quyết định
của ông. Ông nói những chiếc xe mới có đường nét tròn hơn trông như
những quả khoai tây biết bay. Và đó là câu chốt. Không ai được quyền nói
khác. Và từ đó, những chiếc xe Chrysler với khung hình vuông vức càng
ngày càng bị chối bỏ trên thị trường.
David Packard, mặt khác, lại trao huy chương cho một nhân viên vì
đã… chống lại ông. Người đồng sáng lập Hewlett-Packard kể lại câu
chuyện như sau. Vài năm trước tại một phòng thí nghiệm của Hewlett-
Packard, họ khuyên một kĩ sư trẻ nên bỏ cuộc với cái màn hình hiển thị anh
ta đang phát triển. Đáp lại lời khuyên đó, anh ta xin “nghỉ phép”, đi tới
California, ghé tới các khách hàng tiềm năng và chỉ cho họ thấy chính cái
màn hình đó và đã thu hút được sự chú ý của họ. Các khách hàng thực sự
yêu thích nó, anh ta tiếp tục nghiên cứu phát triển nó, và bằng cách nào đó
thuyết phục được người quản lý đưa nó vào sản xuất đại trà. Công ty đã bán
được hơn 17 ngàn mẫu màn hình như vậy và thu được 35 triệu đô la doanh
thu. Sau đó, tại một cuộc họp các kĩ sư ở Hewlett-Packard, Packard trao
cho người kĩ sư trẻ này một huân chương “cho việc bất tuân phục và làm
quá giới hạn nghĩa vụ được giao của một người kĩ sư.”
Có rất nhiều cách cho phép Tư Duy Cố Định tạo ra Tư Duy Nhóm.
Những người lãnh đạo được coi như những vị thánh không-bao-giờ-mắc-
sai-lầm. Một nhóm chỉ biết đầu tư vào tài năng và quyền lực. Những người
sếp, để vuốt ve cái tôi của mình, sẽ muốn loại bỏ những ai muốn chống lại
họ. Những nhân viên, mong đợi được công nhận từ người sếp, sẽ xếp hàng