MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 283

ĐỐI PHƯƠNG NHƯ KẺ THÙ

Với Tư Duy Cố Định, lúc này người bạn đời là ánh sáng của đời bạn, chỉ
một lát sau họ có thể đã trở thành kẻ thù của bạn. Tại sao những người này
lại muốn biến những người họ yêu thương thành kẻ thù?

Khi bạn thất bại ở những nhiệm vụ khác, rất khó để có thể đổ lỗi

cho ai khác ngoài bạn. Nhưng khi có điều vấn đề gì xảy ra trong một mối
quan hệ, luôn có “ai khác” để cho bạn đổ lỗi. Thực tế, trong Tư Duy Cố
Định, bạn chỉ có hai sự lựa chọn nhất định. Một là đổ lỗi cho những phẩm
tính cố định của bạn. Hai là đổ lỗi cho những phẩm chất cố định của đối
phương. Và việc đổ lỗi cho người kia lúc nào cũng dễ dàng hơn.

Từ những gì còn lại của một Tư Duy Cố Định, tôi vẫn có sự thôi

thúc khó cưỡng lại trong việc bảo vệ bản thân và đổ lỗi cho ai đó khi có gì
đó sai xảy ra trong mối quan hệ của mình. “Không phải lỗi của em!” Để xử
lý thói quen xấu này chồng tôi và tôi tự tạo ra một người thứ ba, một người
đàn ông tưởng tượng tên Maurice, và đổ hết lỗi lên anh ta.

Bạn còn nhớ những người có Tư Duy Cố Định rất khó tha thứ

không? Một phần là bởi nếu họ tha thứ cho đối phương, nếu họ thấy đối
phương là một người tốt, thì tức là họ sẽ phải gánh thêm trách nhiệm cho
lỗi lầm của mình. Nếu đối phương của tôi là một người tốt, hẳn tôi phải là
một người xấu. Tôi phải là người sai.

Điều tương tự có thể xảy ra với các bậc cha mẹ. Nếu bạn có một

mối quan hệ khó khăn với cha mẹ mình, đó là lỗi của ai? Nếu bố mẹ bạn
không yêu bạn nhiều như bạn mong muốn, đó là vì họ là những người cha
mẹ tồi hay vì bạn không đáng để được yêu thương? Đây là những câu hỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.