Darla, một học sinh lớp 3, bị thừa cân, vụng về, và là một đứa trẻ dễ
khóc. Cô bé dễ bị bắt nạt tới nỗi một nửa lớp hà hiếp cô, đánh cô và gán
cho cô những cái tên tục tĩu hàng ngày – và chúng còn ủng hộ lẫn nhau.
Vài năm sau, nhờ chương trình của Davis, vấn nạn này đã chấm dứt. Darla
đã học được những kỹ năng giao tiếp tốt hơn và còn có cả bạn. Sau đó
Darla vào học cấp 2, và một năm sau, quay lại và kể lại những gì đã xảy ra.
Các bạn từ trường cấp một của cô đã hiểu cô hơn. Họ giúp cô kết thêm bạn
và bảo vệ cô khỏi những người muốn hiếp đáp cô.
Davis còn thay đổi cả những kẻ hay bắt nạt nữa. Thực tế, những đứa
trẻ đã giúp đỡ Darla ở trường cấp 2 cũng chính là những đứa đã từng bắt
nạt cô trước đây. David đã làm như sau. Đầu tiên, khi kiên trì áp dụng
những kỉ luật trong trường, ông không đưa ra những lời nhận xét vào nhân
cách hay phẩm tính của những học sinh ấy. Thay vào đó, ông làm chúng
cảm thấy được yêu mến hơn và được chào đón hơn khi ở trường.
Sau đó ông khen chúng mỗi khi chúng có một tiến bộ nào đó.
Nhưng ông vẫn không khen chính bản thân chúng; ông khen những nỗ lực
chúng đã bỏ ra. “Thầy thấy là con đã không dính vào mấy vụ đánh nhau
nữa. Điều đó nói lên rằng con đang thực sự cố gắng để thân thiện hơn với
các bạn.” Bạn có thể thấy Davis đã dẫn dắt những học sinh này thẳng tới
Tư Duy Phát Triển. Ông đang giúp chúng nhìn những hành động cũng
mình như những nỗ lực để tiến bộ. Ngay cả khi trước đây chúng không cố
tình thay đổi, giờ đây chúng có thể cố gắng chủ động làm điều đó.
Stan Davis từng tích hợp những nghiên cứu của chúng tôi về lời
khen, sự chỉ trích, và tư duy vào chương trình của ông, và nó đã gặt hái
được những thành công nhất định. Sau đây là lá thư tôi nhận được từ ông:
Kính gửi giáo sư Dweck,