tới giúp, họ bắt đầu nghĩ rằng họ thực sự xứng đáng bị hạ nhục. Họ bắt đầu
đánh giá bản thân và dần nghĩ rằng họ là kẻ thất bại.
Những kẻ bắt nạt rất hay phán xét. Nạn nhân lại tin vào những lời
phán xét đó. Đôi khi nó có thể cứ âm ỉ trong lòng và dẫn tới bệnh trầm cảm
hay thậm chí tự tử. Đôi khi nó có thể bùng nổ thành bạo lực.
CÁCH GIẢI QUYẾT?
Các đứa trẻ là nạn nhân, nếu chỉ có một mình, thưởng không thể ngăn chặn
nạn bạo hành học đường, nhất là khi những kẻ bắt nạt hay có nhiều người
đứng sau ủng hộ. Nhưng trường học lại có thể làm được điều đó – bằng
cách thay đổi tư duy trong trường học.
Văn hóa trường học thường đề cao, hay thậm chí chấp nhận, lối Tư
Duy Cố Định. Họ chấp nhận rằng một số đứa trẻ giỏi hơn những đứa khác
và cảm thấy có quyền được bắt nạt chúng. Những văn hóa ấy cũng cho rằng
một số đứa trẻ vốn dĩ đã biệt lập, và họ không thể làm gì để giúp những đứa
trẻ như vậy.
Nhưng một số trường giảm thiểu đáng kể vấn nạn này bằng cách
chống lại môi trường phán xét và tạo ra môi trường của sự hợp tác và phát
triển cá nhân. Stan Davis, một nhà trị liệu, cố vấn trường học, và chuyên
viên tư vấn, đã phát triển một chương trình chống lại nạn bạo hành học
đường rất hiệu quả. Lấy nền tảng từ những nghiên cứu của Dan Olweus,
một nhà nghiên cứu từ Na Uy, chương trình của Davis giúp những đứa trẻ
hay bắt nạt thay đổi, hỗ trợ các nạn nhân, và khích lệ những người ngoài
cuộc tới giúp đỡ các nạn nhân. Chỉ trong vài năm, hiếp đáp về mặt vật lý
trong trường của ông đã giảm còn 7% và trêu chọc giảm còn 47%.