muốn chúng cứ cố kiên trì chỉ một chiến lược tồi tệ, phải không?) Và chúng
ta muốn chúng biết kêu gọi sự giúp đỡ hay tham khảo
ý
kiến của những người khác khi cần thiết. Đây mới là quá trình chúng ta
muốn chúng trân trọng: chăm chỉ, thử những cách làm mới, và tham khảo ý
kiến của mọi
người.
Một sai lầm nữa là khen ngợi sự cố gắng (hay bất kỳ phần nào trong
quá trình trên) không có thực. Nhiều cha mẹ từng nói với tôi: “Tôi khen
con tôi vì sự chăm chỉ của nó nhưng không có tác dụng gì”. Tôi ngay lập
tức hỏi: “Con anh chị có thực sự đã chăm chỉ không?” “À, không hẳn” là
câu trả lời của họ. Chúng ta không bao giờ nên nghĩ rằng cứ khen bừa một
quá trình nào đó mà trẻ không-thực-sự-tham-gia-vào lại đem lại kết quả tốt
đẹp.
Nhưng vấn đề đáng quan tâm hơn với tôi là một số giáo viên và
huấn luyện viên đang dùng những lời khen về nỗ lực như một phần thưởng
an ủi khi trẻ không chịu học. Nếu một học sinh đã rất chăm chỉ nhưng chỉ
có một chút, hoặc thậm chí không có tiến bộ nào, chúng ta vẫn có thể trân
trọng cố gắng học sinh đó đã bỏ ra, nhưng chúng ta không bao giờ nên hài
lòng với những cố gắng nào mà không đem lại lợi ích. Chúng ta nên tìm
hiểu tại sao những cố gắng đó lại không hiệu quả và định hướng cho trẻ tới
những chiến lược và tài nguyên khác để giúp chúng tiến bước trong quá
trình học tập.
Gần đây, có người hỏi tôi là, “Điều gì làm bạn khó ngủ mỗi tối?”
Và tôi nói, “Tôi sợ rằng khái niệm về tư duy sẽ được dùng để làm cho trẻ
thấy hài lòng ngay cả khi chúng không học được thêm điều gì – đó như là
một bước lùi trong quá trình phát triển vậy.” Tư Duy Phát Triển vốn có mục