rỗng. Nó đẩy trách nhiệm lên người học sinh và có thể khiến chúng cảm
thấy như là một kẻ thất bại nếu chúng không đạt được mục tiêu của mình.
Một lời cuối về việc đẩy trách nhiệm lên vai học sinh. Tôi rất buồn
khi biết rằng một số nhà giáo dục và huấn luyện viên đổ lỗi cho lũ trẻ vì
chúng có Tư Duy Cố Định – mắng nhiếc, chỉ trích chúng khi chúng không
thể hiện những phẩm tính của một Tư Duy Phát Triển. Lưu ý rằng những
người lớn này thường tự cho mình không có trách nhiệm gì trong việc học
sinh có kiểu tư duy nào, cũng như không có trách nhiệm phải dạy cho học
sinh một Tư Duy Phát Triển, hay trách nhiệm cho quá trình học tập của học
sinh: “Tôi không thể dạy đứa trẻ này. Cậu ta có một Tư Duy Cố Định”.
Phải làm rõ ràng điều này như sau. Chúng ta, những nhà giáo dục, phải
chịu trách nhiệm nghiêm túc trong việc tạo ra một môi trường có Tư Duy
Phát Triển cho trẻ - nơi trẻ em cảm thấy không bị phán xét, nơi chúng hiểu
rằng chúng ta tin vào khả năng tiến bộ của chúng, và là nơi chúng biết
chúng ta luôn toàn tâm toàn ý sánh vai với chúng trong quá trình phát triển
của chúng. Chúng ta có nhiệm vụ giúp trẻ em tỏa sáng, chứ không phải tìm
ra những lý do làm chúng không thể phát triển.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN (THỰC SỰ)?
Chúng ta không thể có Tư Duy Phát Triển bằng việc tự nhận mình có lối tư
duy đó.
Để có được nó, bạn phải bắt đầu một cuộc hành trình.
Thời gian gần đây, khi Tư Duy Phát Triển đang dần trở nên phổ
biến hơn và trở thành lối suy nghĩ “đúng đắn”, càng ngày càng có nhiều
người tự nhận là họ có nó. Điều đó cũng dễ hiểu. Ai trong chúng ta cũng
muốn thấy mình là người ‘đã giác ngộ’ biết giúp trẻ em phát huy hết tiềm
năng của mình. Một nhà giáo dục có tiếng đã nói với tôi rằng có một luật