MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 373

đích giúp trẻ học tập, chứ không phải để che đi sự thật là chúng đang dậm
chân tại chỗ.

Cuối cùng, khi mọi người nhận ra tôi là một chuyên gia về tư duy,

họ thường nói, “Cái đó tôi biết! Khen quá trình, không khen kết quả chứ
gì”. Không hẳn. Đây là một hiểu lầm khá phổ biến. Trong tất cả những
nghiên cứu về lời khen của chúng tôi, đúng là chúng tôi có khen quá trình,
nhưng chúng tôi kết nối nó với kết quả, nghĩa là, tới những gì trẻ học được,
sự tiến bộ hay thành tích của chúng. Trẻ em cần hiểu được rằng, tham gia
vào quá trình đó sẽ giúp chúng học thêm được nhiều điều.

Cách đây không lâu, một người mẹ kể với tôi rằng bà cảm thấy rất

bức bối khi bà không được khen con gái bà mỗi khi con bé làm được điều
gì đó tuyệt vời – rằng bà chỉ có thể khen cô bé khi cô bé phải vất vả làm
điều gì đó. Sai! Sai! Sai! Đương nhiên là bạn vẫn có thể khen những thành
tựu mà con cái bạn đạt được, nhưng sau đó phải cho bé thấy đó là kết quả
của cả một quá trình mà bé đã trải qua.

Và nhớ rằng, chúng ta không nhất thiết lúc nào cũng phải khen. Đưa

ra những câu hỏi về quá trình chúng đã đi, và tỏ quan tâm tới từng bước của
chúng cũng có hiệu ứng tương tự.

Hiểu lầm #3: Một Tư Duy Phát Triển đồng nghĩa với việc nói với

trẻ em rằng chúng có thể làm được bất cứ thứ gì. Rất nhiều lần tôi nghe các
nhà giáo dục nói rằng: “Tôi có một Tư Duy Phát Triển. Tôi luôn nói với các
học sinh, “Em có thể làm được mọi thứ!”. Rất ít người tin vào tiềm năng
của trẻ em như tôi, hoặc mong muốn được nhìn thấy lũ trẻ phát huy được
hết khả năng của mình. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra chỉ bằng việc nói
“Con có thể làm mọi thứ!”. Nó xảy ra bằng việc giúp chúng có được những
kĩ năng và tìm kiếm những tài nguyên cần có để giúp chúng tiến bước tới
mục tiêu. Nếu không có những thứ đó, câu nói kia chỉ là một lời an ủi sáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.