Và bạn không chỉ làm điều tương tự với việc học ở trường hay khi
chơi thể thao. Bạn khuyến khích con cái kể về những cách chúng đã học để
kết bạn, hay cách chúng đang học để thấu hiểu và giúp đỡ các bạn khác.
Bạn muốn chúng biết rằng trí tuệ hay sức mạnh vật lý không phải là những
thứ duy nhất bạn quan tâm tới.
Suốt một thời gian dài, con bạn vẫn không thay đổi lối Tư Duy Cố
Định của mình. Cậu bé thích nghĩ rằng cậu sinh ra đã đặc biệt – chấm hết.
Cậu không thích suy nghĩ rằng cậu phải rèn luyện hàng ngày chỉ để có
được thêm chút xíu về kỹ năng hay kiến thức. Khi là một ngôi sao thì bạn
không cần phải vất vả. Vậy nhưng khi hệ thống giá trị của gia đình chuyển
dần sang Tư Duy Phát Triển, cậu lại muốn nhập cuộc với mọi người. Vì
vậy thời gian đầu cậu miễn cưỡng làm theo và nói theo. Cuối cùng, sau một
thời gian dài chơi trò chơi về Tư Duy, cậu lại thành ‘người giám sát’ tư duy.
Cứ hễ ai nói ra những câu mang Tư Duy Cố Định, cậu lại phấn khích bắt bẻ
lại người ấy, bắt người ấy phải quay lại với Tư Duy Phát Triển.
Rất khó để cưỡng lại Tư Duy Cố Định. Nó dường như chắc chắn
với con cái chúng ta rằng chúng sẽ có một cuộc sống đầy thành công,
ngưỡng mộ, xứng đáng với giá trị của chúng, chỉ bằng cách ngồi yên đó và
không làm gì hết. Đó là lý do tại sao cần rất nhiều thời gian và công sức để
làm Tư Duy Phát Triển nở rộ nơi mà Tư Duy Cố Định đã bám rễ rất sâu.
KHI NỖ LỰC KHÔNG ĐEM LẠI KẾT QUẢ NHƯ Ý MUỐN
Đôi khi vấn đề với một đứa trẻ không phải là có quá ít sự cố gắng, mà lại là
quá nhiều. Mà lại vì mục đích không hợp lý. Chúng ta vẫn thường thấy
những đứa trẻ thức qua cả 12 giờ đêm mỗi tối để học bài. Hay những đứa
trẻ phải học gia sư để vượt mặt được các bạn cùng lớp. Những đứa trẻ này
đang học tập rất chăm chỉ, nhưng chúng không phải đang có Tư Duy Phát