Scott Paper – công ty đang dẫn đầu lúc bấy giờ - lại lựa chọn từ bỏ. Thay vì
thay đổi và chiến đấu, họ nói, “Dù sao thì cũng vẫn có những công ty khác
rơi vào hoàn cảnh tệ hơn chúng tôi”.
Một cách khác mà những người có Tư Duy Cố Định dùng để vuốt
ve sự tự tin sau khi thất bại là đổ lỗi hay vịn lý do. Hãy cùng quay trở lại
với trường hợp của John McEnroe.
Không bao giờ anh ta nhận lỗi về mình. Lần này, anh ta thua trận là
vì anh ta bị cảm cúm. Lần kia anh ta bị đau đầu. Lần khác anh ta kêu bị áp
lực, lần khác nữa là do dị ứng thuốc. Lần thì anh ta thua vì thi đấu ngay sau
khi ăn. Lần thì anh ta bị quá cân, lần thì vì gầy quá. Lần thì do thời tiết lạnh
quá, lần thì nóng quá. Lần thì chưa chuẩn bị kỹ, lần thì do tập luyện quá
sức.
Lần thua đau đớn nhất, khiến anh ta mất ngủ nhiều đêm, là khi anh
ta thua trong giải nước Pháp mở rộng vào năm 1984. Tại sao anh ta vẫn
thua sau khi đã dẫn trước Ivan Lendl tới hai hiệp? Theo lời của McEnroe,
không phải lỗi của anh ta. Lý do là vì một người quay phim của NBC đã bỏ
tai nghe ra và âm thanh từ tai nghe phát ra từ bên hông của sân đấu làm anh
ta bị mất tập trung.
Không phải lỗi của anh ta. Vì thế anh ta đã không nghĩ tới chuyện
rèn luyện thêm khả năng tập trung hay kiểm soát cảm xúc.
John Wooden, vị huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại, nói rằng bạn
không phải là kẻ thất bại, cho tới khi bạn bắt đầu đổ lỗi. Ý của ông là, bạn
vẫn có thể có cơ hội học hỏi từ những sai lầm của mình, cho tới khi bạn từ
chối làm điều đó.
Khi Enron, người khổng lồ trong lĩnh vực năng lượng, thất bại – sụp
đổ bởi một nền văn hóa đầy sự kiêu ngạo – đó là lỗi của ai? Jeffrey