MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 78

TƯ DUY VÀ TRẦM CẢM

Bạn có nghĩ có thể Bernard Loiseau, vị đầu bếp người Pháp kia, mắc bệnh
trầm cảm không?

Là một nhà tâm lý học, cũng như một nhà giáo dục, tôi cực kỳ quan

tâm tới trầm cảm. Nó xuất hiện rất phổ biến ở các trường đại học, nhất là
vào tháng Hai và tháng Ba. Vào thời gian đó, mùa đông chưa hết, mùa hè
chưa tới, công việc dồn ứ lại, và các mối quan hệ thường dễ tan vỡ. Vậy
nhưng, có thể thấy rất rõ ràng rằng những sinh viên khác nhau có cách đối
mặt với trầm cảm khác nhau. Một số thì buông xuôi mọi thứ. Một số khác
lại vẫn bám trụ: họ tự ép mình phải tới lớp học, phải hoàn thành bài tập, và
phải tự chăm sóc tốt cho bản thân – để khi họ cảm thấy khá hơn, cuộc sống
của họ vẫn không bị sứt mẻ gì.

Cách đây không lâu, chúng tôi quyết định tiến hành thử nghiệm

xem liệu lối tư duy có đóng vai trò gì trong sự khác biệt này không. Để tìm
ra câu trả lời, chúng tôi xác định tư duy của các sinh viên, sau đó bắt họ
viết nhật ký online trong 3 tuần từ trong tháng Hai và Ba. Hàng ngày họ sẽ
phải trả lời các câu hỏi về tâm trạng, hoạt động trong ngày, và cách họ xử
lý các vấn đề gặp phải. Sau đây là những gì chúng tôi ghi lại được.

Đầu tiên, những sinh viên có Tư Duy Cố Định có mức độ trầm cảm

nặng hơn. Những phân tích của chúng tôi cho thấy điều này là vì họ suy
nghĩ về những vấn đề và khó khăn nhiều hơn, nhất là khi họ tra tấn bản
thân bằng suy nghĩ: gặp phải khó khăn có nghĩa là họ không đủ giỏi, không
xứng đáng. “Những suy nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu tôi: Đồ kém cỏi!”
“Tôi không thể thoát khỏi ý nghĩ rằng tôi là một người tệ hại.” Một lần nữa,
thất bại đã đóng khuôn họ và không cho họ cơ hội phát triển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.