xuất phát (cái gọi là) mâu thuẫn giữa các thành phần tinh thần cổ với
nhau.
Nhưng với câu hỏi cái nào cổ hơn, siêu hình học hay huyền thoại,
có thể trả lời chắc chắn: siêu hình học. Bản chất chính của thời cổ
không phải là thần bí mà là siêu hình học. Huyền thoại do thời đại dựng
lên sau này.
Khi ta nói: ý tưởng siêu hình học có trước huyền thoại ai cũng lập
tức hiểu ra ngay khi suy luận cái nào là tài năng của trí tuệ con người,
cái nào từ cái nào, và cái nào là cái nảy sinh từ cái kia. Buddhi,
intuition intellectuelle, trực giác tâm linh; là khả năng của cái TÔI siêu
việt, không bao giờ bị cá nhân hóa, chỉ mở về phía hiện thực vũ trụ phổ
quát.
Trực giác tâm linh không có các khái niệm và các hình ảnh; siêu
hình học thể hiện trong các ý tưởng. Còn các ý tưởng là các hiện thực
cổ của hiện thực siêu việt. Các hiện thực cổ không thể diễn dịch bằng
ngôn từ. Ngày nay cũng vậy, sự vật nào càng có ý nghĩa, thì hi vọng
diễn dịch nó ra càng ít, hiếm có khả năng khái niệm hóa các sự vật
quan trọng nhất, còn về các sự vật tuyệt đối thì khả năng diễn dịch hoàn
toàn bị loại trừ.
Chỉ còn một khả năng duy nhất để bám lấy các ý tưởng là các hình
ảnh tượng trưng. Hình ảnh tượng trưng thường bí ẩn, cần giải nghĩa, và
điều này chính lại cần đến trực giác tâm linh, đến epopteia, csisti, vidja,
sự tỉnh táo.
Trong siêu hình học hình ảnh tượng trưng, sự thấy và hiện thực
luôn siêu hình, hay đúng hơn không thể thoát khỏi vòng siêu hình. Ý
tưởng không bao giờ thế tục hóa. Bởi vậy Guénon đã nói, bản chất của
truyền thống không bao giờ có thể: phổ biến hóa, giải thể, truyền bá, và
đồng hóa nổi.
Điểm ưu việt của siêu hình học là nó không chỉ có trước trong ý
tưởng mà trong cả thời gian, cho dù về mặt lí thuyết không mang lại
bao nhiêu ý nghĩa, nhưng các dấu hiệu về nó thì vô vàn. Xác định sự