là con người mù, mang bướu lưng, khập khiễng hoặc què. Không có cái
ăn, cái mặc, không nhà cửa, xe cộ, không có phần trong hoa lá, hương
hoa, tiện nghi, ánh sáng. Ngoài ra đấy là con người ác trong hành
động, trong lời nói, trong tư tưởng… con người vội vã đi từ bóng tối
sang bóng tối là như thế”.
3.
Thuyết nhân học dựa trên siêu hình học truyền thống khác với
thuyết nhân học thời lịch sử, nhất là thuyết nhân học khoa học hiện đại
ở chỗ: thuyết nhân học ngày nay coi những đặc điểm, hình dáng, cái mẽ
bên ngoài là hiện thực và hướng vào đó; còn thuyết nhân học truyền
thống chỉ quan tâm tới vị trí thế gian của linh hồn, ngoài ra không nói
về điều gì khác. Thuyết nhân học truyền thống mang tính phổ quát và
chính xác; còn thuyết nhân học khoa học trừu tượng và mang tính cá
nhân.
Những chương dưới đây làm sáng tỏ những điều này hơn nữa:
“Con trai của thế gian. - Ai là con trai của thế gian? Kẻ giữa ba
xiềng xích của thế gian không từ bỏ một thứ nào, và cũng không bước
đi trên con đường dẫn tới sự giải thoát khỏi ba xiềng xích ấy, kẻ đó gọi
là con trai của thế gian”.
Lời giải thích: Ba xiềng xích là ba hình ảnh mộng chính của sự mê
muội vật chất hóa: lòng tin mù quáng vào cái TÔI trần thế của con
người, sự nghi ngờ không ngừng của trí óc và sự khăng khăng giữ chặt
những tập quán thói quen bên ngoài của xã hội. Kẻ nào bị ba xiềng xích
này ràng buộc, và không bước tới con đường giải thoát khỏi những
xiềng xích này, kẻ đó là con trai của thế gian.
“Ý chí giữ chặt lấy cái mà nó yêu thích”. Sự yêu thích của con
người này nhắm đến thế gian và ý muốn giữ lấy thế gian. Đây là kẻ hồi
lại sức, nhưng một lần nữa lại kiệt sức.