mối liên quan lớn bị đứt đoạn. Chỉ trong một vài năm ngắn ngủi sự mù
lòa và ngu độn hóa không thể tưởng tượng tiếp diễn và lan truyền.
Heracleitos giận dữ, cay đắng và bực bội chống lại lũ “bẩn thỉu”,
những kẻ vấy bẩn bằng chính máu của chúng và muốn tắm bằng máu;
những kẻ như những con lợn thích thú với bùn; những kẻ như lũ lừa
chọn đống rơm hơn là chọn vàng: Pythagoras từng thốt lên: “Lũ bất
hạnh! Chúng không thấy và không hiểu cái tốt ở ngay bên cạnh chúng!
Ít kẻ biết rằng từ sự bất hạnh của chúng đã phóng ra cái gì! Chúng như
những cục bột vô duyên lăn đây đó, và gặp đủ mọi bất hạnh. Từ lúc
chúng ra đời trở đi, sự phiền nhiễu định mệnh đuổi theo chúng khắp
nơi, khiến chúng lên bờ xuống ruộng và chẳng tài nào hiểu nổi tại
sao”.
Sau buổi tế lễ các vị thần trở về nhà, người ta hỏi Khổng tử: “Tại
sao thầy lại thở dài trong buổi lễ?”.
Ngài trả lời như sau: “Những bậc cai trị lớn từng đã sống nơi đây,
dù lúc đó ta chưa sinh ra nhưng ta biết những gì truyền thống đã từng
nói về họ. Khi Đạo còn trên trái đất, thế giới là của tất cả mọi người;
con người lựa chọn những kẻ cai trị có năng lực; con người nói sự thật
và giữ gìn sự thật. Không ai biết đến sự dối trá và lừa lọc; không có kẻ
trộm và kẻ cướp. Cửa các nhà không có, nhưng không ai đột nhập. Đấy
là thời kì Cộng Đồng Lớn (Thế giới đại đồng). Nhưng rồi Đạo phải
giấu kĩ, thế giới không phải của chung nữa mà trở thành tư hữu. Người
ta xây tường thành và những cái tháp để bảo vệ thành phố... Sự lừa đảo
và dối trá xuất hiện, vũ khí xuất hiện. Đây là thời kì Tiểu Vượng”.
Còn Lão tử viết:
“Con người từ bỏ Đạo
đạo đức và nghĩa vụ tấn công như thế đó.
Sự ranh mãnh và nhận thức xuất hiện:
những dối trá lớn tấn công như thế đó.
Họ hàng máu thịt lìa xa nhau:
nghĩa và tình thương con trẻ tấn công như thế đó