Về phản xạ có thể nói như sau: con người không thể đi đến với bất
kì cái gì một cách thẳng tắp và cởi mở - nếu có thể nói là nó định đến
với cái gì. Bởi vì nó không hề đến với cái gì. Nó luôn cần phải đứng lại,
tuy chưa hề xuất phát. Nó chỉ quay tròn trong một vị trí, và cái nó thấy
và quan tâm không là gì khác ngoài chính sự bận rộn luẩn quẩn với bản
thân.
Có thể coi Kierkegaard như một tác giả chuyên về đề tài này, bởi
những bài viết và những bài phê bình về ấn tượng, tâm lí của phản xạ là
đề tài chính trong cuộc đời của ông, theo ông trạng thái này trái ngược
với sự đồng cảm, gọi là autopátia (bệnh nội sinh). Đây là “khuynh
hướng bệnh thần kinh, khiến con người trở thành điệp viên của chính
mình”, con người liên tục “sống trong âm mưu” bị cưỡng bức chống lại
chính mình. Kierkegaard nói về cách diễn đạt này như sau: “để tìm một
biểu hiện trực tiếp, rất hãn hữu, để tìm một biểu hiện gián tiếp, ở mọi
mức độ đều thành công”.
Đây là một trật tự sống mà bản chất là: “một bước tiến hai bước
lùi”, con người tìm thấy cảm giác của mình trong sự tự lừa dối, nhưng
nó cố tình quên đây chính là sự phản bội, kẻ đi lừa dối chính là bản
thân mình. Bản thân nó không có chính kiến riêng, nhưng cố tình bẻ
quẹo ý nghĩa của các ý kiến, và khi phải chịu trách nhiệm, nó nhâng
nháo phô ra bộ mặt vô tội.
Đời sống không đối lập với sự sống, đời sống là trạng thái suy
thoái và bị khóa kín của sự sống. Tình trạng tiêu cực của đời sống
không phải là cái chết, sự thụ động, sự thủ tiêu mà là sự bế tắc dửng
dưng. Đây chính là phản xạ. Phản xạ là tình trạng trừu tượng của đời
sống, là sự tách biệt, cô đơn, là một dạng của trạng thái khóa kín, được
con người nâng thành một vòng quay liên tục quanh bản thân, thành
định luật sống.
Bằng sự trừu tượng này, con người đánh mất hiện thực sống của
mình và suy thoái, điều tất nhiên; sự tỉnh táo của nó ngủ yên, đờ đẫn, tự
đời sống của nó nói lên điều này; nó sống trong một không gian rỗng
tuếch, điều chắc chắn. Đây là szamszára, là sự mê muội lạc giữa những