chẳng khác nào như tiếng địa phương, như một thứ ngôn ngữ “bếp
núc”.
Chỉ bằng các từ ngữ Latin và Hi Lạp mới thường xuyên duy trì nổi
những hiện thực và các hoạt động đời sống, các tư tưởng ở cấp độ cao
hơn. Mọi ngôn ngữ muộn hơn không thể nào đạt tới sự giàu có về ý
nghĩa, về tính đa dạng ngữ pháp và cấp độ siêu hình của hai ngôn ngữ
trên.
Quốc hữu hóa nhân tạo và bạo lực trong biên dịch ngôn ngữ sẽ
dẫn đến việc đánh mất toàn bộ ý nghĩa, cấp độ và sự giàu có của ngôn
ngữ - bởi ngôn ngữ không thể tùy tiện chọn lựa.
Giữa các loại ngôn ngữ nhiều ý tuởng nhất phải kể đến tiếng
Sanscrit. Gần gũi với chúng ta nhất là tiếng Hi Lạp. Đây là thứ ngôn
ngữ có khả năng gọi tên những nhân tố thế gian trong bản chất tuyệt
đối của chúng, nói một cách khác: biết gọi tên sự vật một cách chính
xác. Cái gì đã mang dấu ấn bằng tiếng Hi Lạp đều trở thành những hình
ảnh tượng trưng.
Tư tưởng không phải việc của cái TÔI cá thể mà của cái TÔI tinh
thần vũ trụ phổ quát. Nếu cái TÔI cá thể suy nghĩ, có thể thấy ngay tự
bản thân nó tách rời khỏi sự vật. Cái TÔI cá thể tưởng rằng nếu nó
đứng tách xa một khoảng cách nhất định và từ đó nhìn sự vật, nó sẽ
thấy sự thật. Thực ra như vậy nó chỉ nhìn thấy một cách trừu tượng. Tư
tưởng cần khoảng cách, tiêu chuẩn và sự tỉnh táo. Nếu ai tỉnh mới thấy
bản chất, và nếu ai nhìn thấy bản chất, người đó có thể chính xác. Sự
chính xác chỉ nảy sinh từ cách nhìn phổ quát vũ trụ. Những tín hiệu
siêu hình học, những hình ảnh huyền thoại đều chính xác.
Cái nhìn chính xác là cái mà Platon tuyên bố trong siêu hình-ý
tưởng; là cái hiện diện trong lí thuyết thần số học của Pytagoras, trong
chiêm tinh học của người Chaldea, trong Kinh Dịch, trong thuật giả
kim, trong tư tưởng của Böhme hoặc Baader, trong tác phẩm của một
vài nhà thơ châu Âu lớn như: Shakespeare, Molie, Keats, Hölderlin,
George, Rilke.