xuất hiện ngôn ngữ đại chúng, và đến khi cả nội dung của ngôn ngữ đại
chúng cũng biến mất, khái niệm được hình thành.
3.
Tử thư Ai Cập dịch sát nghĩa là: Bước Ra Khỏi Ban Ngày. Trước
hết đây là cuốn sách của những người Đã Chết, là kẻ dẫn đường linh
hồn sang thế giới bên kia, là cuốn sách của linh hồn từ đời sống bước
sang thế giới bên kia.
Nhưng con đường mà linh hồn và mọi linh hồn sau cái chết đều
cần phải thực hiện trong mọi hoàn cảnh, con đường này linh hồn có thể
thực hiện từ quyết định riêng của mình khi vẫn còn ở trong thiên nhiên
vật chất. Bởi vậy Tử thư Ai Cập không chỉ là sách của những người Đã
Chết, mà còn của sự nhập định nữa.
Kẻ đợi nhập định cũng cần phải bước ra khỏi đời sống như thế,
cần phải bước quá các ngưỡng của sự tăm tối y như những kẻ đã
chuyển dời. Con đường của thế giới bên kia cũng đúng như con đường
của nhập định: cả hai đều bước ra khỏi ban ngày, đều là sự tháo bỏ từ từ
các ảo ảnh của thế gian vật chất, và từ từ nhận thức ra một hiện thực
siêu nhiên, phi vật chất.
Nếu với cách tiếp cận như vậy đến với Tử Thư Ai Cập cuốn sách
sẽ mở ra những bí ẩn mà thiếu sách này con người sẽ không bao giờ
biết tiếp cận. Giữa các bí ẩn này có những điều tận cùng liên quan đến
ngôn ngữ như một tuyên ngôn của tinh thần tỉnh táo. Bởi vì tinh thần từ
các mức độ nhập định, hay giống như linh hồn người đã mất từ các
ngưỡng của thế giới bên kia, nếu đi đúng đường, sẽ trở nên ngày càng
sáng rõ và rạng rỡ.
Theo cuốn sách, tinh thần: “ngày càng giống kẻ đang sống trong
không khí dưới nắng mặt trời”. Sự thay đổi mà con người trải qua,