không phải sự hoàn hảo hóa. Linh hồn không to lớn hơn, rộng hơn, sâu
hơn, sáng sủa hơn, siêu nhiên hơn. Linh hồn rốt cuộc chỉ lấy lại bản
chất cổ của nó, mà nó đã đánh mất cùng sự đắm chìm vào thiên nhiên
vật chất.
Con người nhận lại thiên tính cội nguồn của nó, và Tử thư Ai Cập
có thể là cuốn sách quan trọng nhất nói về con người từ các ngưỡng
khác nhau đã lấy lại các bộ phận cội nguồn của mình như thế nào, lấy
lại trái tim, tứ chi, hình dạng tinh thần, cơ thể bất tử mang thiên tính
của mình, lấy lại szahu, ý nghĩa thiên tính của mình - bằng cách nào lấy
lại một lần nữa cái tên bất tử đã bị mất của mình, và lấy lại như thế nào
Lời mang thiên tính của mình.
Các ngưỡng mà linh hồn cần phải bước qua là những câu hỏi và
mang hai ý nghĩa. Mọi bậc thang của ngưỡng: hoặc lên hoặc xuống.
Con người hoặc đi lên, đến gần với trạng thái cổ, hoặc không làm được
điều này, lúc đó rơi xuống sâu hơn nữa vào thiên nhiên vật chất. Con
đường hoặc lên hoặc xuống; nhưng đồng thời vào trong hay đi ra. Bởi
vì con đường đi lên quay vào trong, con đường đi xuống quay ra ngoài.
Quay vào trong có đường đi lên, phía này có ánh sáng, có sự tỉnh
táo, có tinh thần và sự sống siêu nhiên; Quay ra ngoài có đường đi
xuống, phía đó có bóng tối, sự đờ đẫn và vật chất. Trên con đường quay
vào cao nhất có con người siêu việt, tri thức siêu việt. Trên con đường
quay ra, dưới đáy cùng là lớp chăn phủ ngoài cùng của thiên nhiên vật
chất: sự tăm tối bên ngoài.
Tử thư Ai Cập đánh dấu hai vị trí cuối cùng này bằng tên hai vị
thần: con người trời, sự tỉnh táo, Thần “kẻ ghê tởm sự mê ngủ” là Mặt
Trời, Oziris; Còn sự tăm tối bên ngoài, sự đờ đẫn, vật chất: Seth. Con
người cần từ thế giới của Seth đi sang thế giới của Oziris, cho dù, như
linh hồn của người đã chuyển dời từ mặt đất, vượt qua các ngưỡng của
thế giới bên kia, hay cho dù, như kẻ đợi nhập định, bước về phía các
mức độ nhập định.