sự thực hiện các hành động trên bề mặt của sự sống, và với tính chất
phi nội dung của nó có thể sử dụng rất hữu hiệu, nhưng như một cái
máy, nó trống rỗng và phi bản chất.
Ngôn ngữ dân gian là ngôn ngữ đại chúng, nhất là ngôn ngữ thi ca
dân gian, cổ tích, không đồng đều, không cân bằng: trong một số khía
cạnh thì giàu có, trong một số khía cạnh khác lại nghèo nàn, nhưng tầm
vóc của nó đặc biệt thấp, và so với ngôn ngữ phổ quát đôi khi mang
khoảng cách rất xa, giống như ngôn ngữ khái niệm, bởi vì nó dễ dàng
tiếp thu các khía cạnh cá nhân, các từ ngữ địa phương, thiểu số, dễ
dàng bị pha trộn, dễ dàng bị thui chột, khiếm khuyết và hủy hoại.
Ngôn ngữ thi ca là mức độ sống động của ngôn ngữ dân gian. Sức
mạnh của ngôn ngữ cổ không đọng lại trong ngôn ngữ dân gian mà
trong ngôn ngữ thi ca. Ngôn ngữ thi ca hơn hẳn ngôn ngữ dân gian ở
chỗ rất gần với ngôn ngữ cổ. Cái không bao giờ đạt tới của ngôn ngữ
hình mà dân chúng sử dụng một cách tinh nghịch phóng khoáng, có thể
thấy trong ngôn ngữ thi ca như một ý nghĩa trực tiếp. Nhưng ngôn ngữ
thi ca vẫn mất cân bằng hơn ngôn ngữ dân gian, bởi vì ở đây tất cả đều
phụ thuộc vào đặc tính của cá nhân.
Xem xét từ các bài kinh Veda, các bài ca của Orpheus và Pindaros
trở đi, đến các thi phẩm làm từ những hợp âm từ ngữ mạnh mẽ, ta thấy
đầy rẫy các trường hợp khác biệt cá nhân. Châu Âu trong thời kì lịch
sử, từ Homeros trở đi, người ta bắt đầu coi các cảm xúc, các tư tưởng
của con người là công cụ thứ yếu, và điều này cho thấy họ không hiểu
đặc tính của hình. Họ không biết rằng, trước hết hình nắm lấy toàn bộ
con người, chỉ sau đó tiếp đến đến tình cảm, tư tưởng, trạng thái, những
thứ mà hình tuôn trào ra trong con người.
Hình đặc trưng này trong thi ca (được gọi là) sự so sánh, là thứ
trong ngôn ngữ đại chúng đã bị chìm xuống như một âm thanh trống
rỗng. Sự so sánh đã lẫn lộn cái bên ngoài và bên trong, nó tưởng rằng
cần phải soi sáng bằng hình, và hình trở thành cái bên ngoài, mặc dù
hình chính là cái bên trong, và đấy mới là cái cần phải soi sáng.