huống ngược, và chính vì thế không hiểu nổi ở đây cái gì là cái quyết
định.
2.
Bằng một vài từ và vài phác thảo, vì không cần phải giải thích
nhiều hơn, ta cần đánh dấu những bến đỗ của ngôn ngữ từ thời cổ cho
đến thời lịch sử như sau:
1. Ngôn ngữ cổ
2. Ngôn ngữ-ý tưởng
3. Ngôn ngữ biểu tượng
4. Ngôn ngữ huyền bí
5. Ngôn ngữ thi ca
6. Ngôn ngữ dân gian (ngôn ngữ đại chúng)
7. Ngôn ngữ trừu tượng (khái niệm)
Từng bến đỗ ngôn ngữ trùng với sự chín muồi siêu hình học của
con người, với bản chất tinh thần phổ quát của nó, sau cùng và trong
kết quả cuối cùng của nó là cùng với các mức độ nhập định.
Ngôn ngữ khái niệm mang tính trừu tượng. Các từ ngữ không liên
quan đến hiện thực, mà nằm trong mối quan hệ với thế giới của cái trí,
được tạo dựng một cách nhân tạo. Khái niệm không có nội dung của
nó, chỉ đi theo cái trí của nó: rút ngắn, mô phỏng, công thức hóa, và
mối quan hệ của nó với sự vật không phải là hiện thực mà dựa trên sự
thỏa thuận.
Phần lớn các từ ngữ trong triết học, khoa học và văn bản nhà nước
của thời lịch sử là khái niệm. Khái niệm đã đánh mất ý nghĩa thực chất
của nó: bên trong trống rỗng. Đây là Lời đã máy móc hóa, phù hợp với