Trong chiêm tinh học tất cả là Một. Trong cái tất cả là Một này chỉ
mang một định nghĩa khác: cái gì có ở trên cũng tương tự như cái có ở
dưới, hay nói như sau: chiêm tinh học mang một định nghĩa khác. Giả
thuyết cho rằng trong chiêm tinh học các thực thể và các hiện tượng trái
đất do các khúc xạ vũ trụ của các hành tinh quyết định, hoàn toàn
không thuyết phục.
Từ định nghĩa này ngay lập tức có thể nhận ra khoa học thời hiện
đại đang muốn xây dựng chiêm tinh học theo hình ảnh của nó. Không
liên quan gì đến nguyên tắc vũ trụ. Cũng không liên quan gì đến những
điều người ta lần theo dấu vết của chiêm tinh học mà phát biểu: chiêm
tinh học dựa trên quan điểm địa lí trung tâm thời cổ cho rằng nhân loại
cổ tin chắc Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất, chứ không phải Trái
Đất quay xung quanh Mặt Trời.
Về vấn đề này nói thế này là đủ: truyền thống Cận Đông coi
Henoch là người phát hiện và thành lập ra chiêm tinh học. Và trong
sách của Henoch có những phần chỉ dẫn rõ ràng đến việc Mặt Trời
đứng ở điểm chính giữa của Thái dương hệ và tất cả các hành tinh quay
xung quanh Mặt Trời.
Kẻ nhầm lẫn là kẻ tin chắc rằng dù hình dung về hệ thống địa tâm
hay nhật tâm đi chăng nữa cũng đều là một yếu tố quan trọng như thế
nào đó. Trước tiên, thời cổ không coi yếu tố vật chất của hệ thống vũ
trụ là quan trọng, cũng giống như thời lịch sử người ta không coi trọng
số năm và các dữ liệu, nghĩa là ngoại hình. Cái thời cổ cho là quan
trọng là đặc tính matrix của vũ trụ: Trái Đất là hình ảnh cổ của mọi
thiên thể. Không vì mọi thứ quay xung quanh nó mà Trái Đất mang vị
trí trung tâm, mà bởi vì Trái Đất là hình mẫu cổ và là bà mẹ cổ. Sự
sống của mọi thiên thể chỉ có thể hiểu được hoàn toàn từ sự sống của
Trái Đất.
Trong quan điểm một hành tinh nào đó chiếm một vị trí chiêm tinh
học nào đó, và đứng im hoặc chuyển động, hoàn toàn vô nghĩa. Mặt
khác, về điều này điều nọ đều không đáng chú ý đến, bởi ta đã tuyên
bố: chiêm tinh học không nói về các nguyên tắc, các trọng tâm lực, các