Ngày nay người ta sử dụng nhầm lẫn một cách cơ bản từ “niềm
tin”, làm đảo lộn đến tận cùng toàn bộ các tôn giáo từ hàng thế kỉ nay.
Niềm tin không phải một hoạt động tri thức hay cảm xúc hoặc bất kì
một hoạt động tinh thần hay linh hồn nào của con người: mà niềm tin là
kinh nghiệm siêu nhiên và là sự nhạy cảm siêu nhiên.
“Niềm tin không đối chọi với tri thức - theo thánh Saint-Martin -
niềm tin là một cử chỉ phép thuật, không phải là tri thức”.
Niềm tin là một tâm trạng siêu nhiên, là sự nhạy cảm, sự cởi mở
và khả năng siêu nhiên giúp con người hiểu biết thêm về những thế giới
siêu vật chất. Bởi vậy từ Hi Lạp pisztisz - niềm tin - không dở nhưng
cũng không diễn tả được điều này.
Thánh Phao-lô từng dạy dỗ về một niềm tin mang lại phúc lạc, có
liên quan đến tâm trạng siêu nhiên, không kêu gọi sự mù quáng. Niềm
tin là một kinh nghiệm cao cả hơn tạo khả năng cho con người chuyển
hóa, biến động, tạo ra một bước ngoặt lớn.
Bởi vậy Thánh Saint-Martin cho rằng niềm tin là phép thuật. Là
bước chuyển trong tín đồ, từng bị cất giấu nhưng mang tính chất quyết
định, bởi vì: “Kẻ được niềm tin chỉ đường đi phía Thượng Đế, kẻ đó
cần thay đổi hoàn toàn đến tận từng tế bào vật lí”.
2.
Bước ngoặt lớn của sự nhập định: quay vào bên trong. Trí thức
của sự chuẩn bị này: ấn tượng về MỘT. Kẻ học trò cần hiểu về MỘT
như một hiện thực bất biến, không thể đổi thay, vĩnh cửu, không bao
giờ mất đi.
Những câu lập luận về bản chất vĩnh cửu bất biến của MỘT có thể
bắt gặp trong các chương của kinh Veda nói về Atman, trong Kinh Dịch