Không chỉ lập luận của Hermes Trismegistos, mà tất cả các văn
bản truyền thống, khi nói về con người và xướng danh từ con người,
không bao giờ, chưa một lần từng nhắc đến cái Tôi cá nhân. Con người
luôn là con người, và không phải con người chung chung, tất cả mọi
người, mà là con người phổ quát, homo aeternus, kẻ mà cái Tôi cá nhân
chỉ là một sự xuất hiện phần nào của nó, đúng như cách thức xuất hiện
nhân loại của các thời kì lịch sử, là nhiều dân tộc, nhiều chủng tộc,
nhiều quốc gia.
Không được phép quên nhân tố này. Từ con người không mang
nghĩa nói chung và không ngoại lệ cho tất cả mọi người, mà chỉ nói đến
con người vĩnh cửu. Nhân chủng học thời cổ không nói về con người
chỉ sống trong một thời gian lịch sử nhất định (dzsiva), mà là con người
vĩnh cửu, homo aternus, luôn tồn tại.
Ghi nhớ thứ hai cũng không kém phần quan trọng. Quay vào trong
không có nghĩa là trái ngược với hướng quay ra ngoài. Hình ảnh nói về
một điểm nằm ngoài thế gian sẽ giải thích rõ điều này hơn. Linh hồn
quay lưng lại với thế giới giác quan: từ lúc ấy nó bắt đầu nhìn xa hơn -
giống hệt sự hiểu biết khiến nhận thức nhìn cao hơn sự vật và có thể
nhận ra mối liên hệ của chúng - đúng như cách thức của trực giác lập
tức thấy các mối liên hệ hiện ra nhanh như ánh chớp lóe.
Từ đây linh hồn bắt đầu nhìn thấy từ dưới, từ bên trên và nhìn vào
trong. Bởi vì cái Tôi siêu nhân, CON NGƯỜI vĩnh cửu, linh hồn bất tử,
cái Tôi mang tính chất Thần không ở bên trong, mà có ở cả bên trong,
bên ngoài, bên trên. Đây là hạt nhân, là thực thể bí ẩn. Cái bên trong
không phải kết cấu gương của cái bên ngoài mà là một thế gian trên cả
mọi giác quan và thiên nhiên.
Nếu giờ đây một người bằng bước chuyển đổi của linh hồn bắt
đầu phát hiện trong bản thân mình con người vĩnh cửu, con người vũ
trụ và bắt đầu hiện thực hóa nó trong bản thân, ý thức vũ trụ trong nó
chợt thức tỉnh. Ý thức này không nằm ở dưới hoặc ở trên ý thức, mà là
ở “con người-thần”, là khả năng ẩn náu của “con người thượng đẳng”.