dưới ý thức. Đây là cái Tôi samsara-luân hồi, là Kẻ Vật Vờ - chính là
kẻ bằng cơ hội nhập định, người tu hành muốn thoát khỏi nó.
Khi sự liên tục của ý thức đứt đoạn không chỉ cái Tôi vô thức, mà
cả cái Tôi siêu ý thức cùng đột nhập. Bên ngoài ý thức có một cái gì đó
cao hơn và có một cái gì đó thấp hơn. Một cách dễ dãi có thể gọi những
cái này là những cái Tôi. Cần gọi những thứ nằm dưới cái Tôi có ý
thức, thân xác, ban ngày, kinh nghiệm, cá nhân là cái Tôi vô thức, cái
Tôi cộng đồng; đây là cái mà tâm lí học hiện đại nhận thức được. Còn
thứ ngự trị trên cái Tôi cá nhân: cái Tôi vũ trụ; đây là điều tâm lí học
hiện đại không nhận biết.
Cái mà tâm lí học hiện đại không nhận biết, lại là cái mà những
người thầy cổ xưa rất biết: trong khoảnh khắc chân không, trong sự
nhập định cần gọi tên cái Tôi vũ trụ chứ không phải cái Tôi vô thức.
Điểm ngoài thế gian (extramundális) cần thiết vì khi chân không
mở ra trong con người và đất lở dưới chân nó, nó cần bám vào một
điểm tuyệt đối nằm bên ngoài thế gian. Thiếu điểm bám này sự đứt
đoạn của ý thức liên tục trở thành một nỗi nguy hiểm vô hình.
Bằng kĩ thuật phép thuật, người thầy thời cổ rất biết điều này;
người thầy biết một phương pháp có thể đánh thức được cái Tôi bên
trong, cái Tôi siêu việt, cái Tôi mang tính chất Thần, pratjagatma, cái
Tôi Thượng Đế. Nếu cái Tôi vô thức đột nhập trước, phần lớn đây sẽ là
trường hợp “tử vong” của con người.
Nếu cái Tôi siêu ý thức đột nhập: đây là sự tái sinh. Nhưng cái Tôi
siêu ý thức là tinh thần chủ quan. Bởi điều mà sự nhập định hướng tới,
là giải phóng linh hồn con người khỏi những ràng buộc khóa kín của
thiên nhiên vật chất, thoát khỏi luân hồi, khỏi nhu cầu và mở ra cho nó
một sự sống mở. Đây là kaivaljam, cái MỘT cổ đã hiện thực hóa, là sự
tan hòa vào trạng thái thống nhất của vũ trụ.
Chỉ cái Tôi siêu ý thức có thể bước vào sự sống phổ quát. Đây là
cái Tôi mang tinh thần vũ trụ, biết tất cả, tỉnh táo, giác ngộ - là THẦN.
Đây là cái Tôi không dính mắc vào những hình ảnh vật chất tăm tối và