lớn của sự thông thái, các nguyên tử tạo hóa, hieroi logoi, như nhóm
Pythagoras khẳng định. Là tư tưởng: “Lửa Thiêng”.
Không phải là những lí thuyết bởi chúng không tách rời nhau,
không mang đặc tính độc lập và riêng biệt. Ý nghĩa của chúng chỉ cùng
có trong “sự toàn hảo của sự vật” (pléroma), bởi sự toàn hảo của sự vật
là ở nơi tất cả các ý tưởng của thế gian, nguyên tượng của tất cả vũ trụ
tinh thần (intelligibilis kozmos) cùng tồn tại.
3.
Lửa khổ hạnh và sự tập trung vào một điểm ngoài thế gian dần dần
tước linh hồn con người khỏi thế giới cảm giác. Bước ngoặt lớn, khi đạt
đến một mức độ lỏng lẻo nào đấy, linh hồn bắt đầu đứt đoạn khỏi thiên
nhiên vật chất.
Trong giây phút đó linh hồn cảm thấy thế gian vật chất mà nó
tưởng là hiện thực duy nhất, nứt toác ra dưới chân. Đây là khoảnh khắc
đầu tiên và khó khăn nhất của sự nhập định: trạng thái chân không.
Linh hồn bị tước ra khỏi thế giới vật chất, bước ra khỏi thế giới giác
quan. Ý thức không biết bấu víu vào đâu. Kinh nghiệm bên ngoài đứng
lại. Đây là khoảnh khắc của sự đứt đoạn ý thức.
Giờ đây, khi sự liên tục của ý thức bị đứt, bên trong con người
nhắc nhở tới một cái gì sơ khai hơn ý thức. Ở châu Âu người ta phân
tích quá trình này một cách sai lầm, cần phải sửa lại điều này. Người ta
cho rằng tựa như ở đây con người rơi vào một thế giới vô thức - mọi
giá phải “vô thức”.
Sai lầm ở chỗ, đối diện với ý thức người ta chỉ nhắc đến cơ cấu
gương của ý thức là vô thức. Ý thức là một bộ phận nằm trong thế giới
vật chất. Nhưng phần lớn vô thức cũng như vậy. Vô thức là cái Tôi nằm