Chính bản thân người thầy cũng không biết có gì ẩn giấu trong
học trò. Tất nhiên, người học trò đợi nhập định biết càng ít hơn nữa.
Nhưng thời cổ đã tìm ra một phương pháp không thể đánh lừa khi tìm
ra bí mật của bản chất ban đầu của con người. Phương pháp này là tìm
ra sự liên quan giữa các khả năng con người và các tinh tú. Nền tảng
của sự liên quan này là số bảy.
Đây là bảy ngọn nến của Kabbala, bảy lần đường con người tiến
hành khi biến thành vật chất nặng nề, và là bảy vòng quay trở lại nếu
muốn tìm về cội nguồn. Chiêm tinh học chỉ ra con đường linh hồn con
người đi. Nếu người thầy tìm ra con đường này, có thể bảo học trò cần
đi con đường nào để quay ngược lại, và nói, ở đâu nó sẽ gặp thần hộ
mệnh nào, lúc nào, cần dấn thân vào trận chiến nào, cần vượt qua
những vực sâu nào.
Chiêm tinh học không đơn thuần chỉ là cá tính học như tâm lí học
hiện đại tuyên bố. Trong kích thước của khoa học tự nhiên hiện đại,
hoặc trong khoa học tinh thần đi chăng nữa nhân chủng học phổ quát
hoàn toàn vô nghĩa và không thể đạt tới. Chỉ trong mối quan hệ lớn
nhất và sâu sắc nhất về sự phổ quát mới có thể hiểu nổi và không thể
thiếu được nhân chủng học phổ quát.
Kẻ nhập định cần làm quen với các daimon của mình để có thể
cưỡng lại chúng. Về cuộc chiến đấu này các huyền thoại nói đến nhiều,
và bằng những hoang đường bên ngoài thêu dệt nên truyền thống. Các
huyền thoại thời cổ đầy rẫy các văn bản nói về cuộc chiến giữa linh hồn
và daimon.
Nhưng cuộc chiến này không hề mang tính chất hội họa, văn
chương hay sân khấu hấp dẫn. Daimon, như ở Ấn Độ người ta thường
nói, là thần nghiệp của linh hồn, ngăn không cho linh hồn quay lại cội
nguồn. Thần hộ mệnh của số phận bắt con người phải sống đời sống
theo lệnh của nó. Và nếu ai muốn bỏ trốn, nó trả thù. Huyền thoại chứa
đầy rẫy các daimon trả thù.