giác bên trong, từ manas tràn ngập các hình ảnh, như thể nó là trọng
tâm thường xuyên của giấc mộng và sự tưởng tượng, những ảo ảnh
không thể hiểu, không thể nắm bắt, như từ một nguồn tuôn chảy không
thể dừng.
Nhãn quan của cấp độ đầu tiên khó tin tưởng nhất. Di sản tư tưởng
châu Âu đã chứng thực nhãn quan của các giác quan không mấy gần
gũi so với hiện thực. Đây là sự phù phép rành rành phi hiện thực của
thế giới vật chất, là thứ không có gì đúng.
Mức độ thứ hai đã mang tính hiện thực hơn một chút. Tựa hồ như
một cái gì đó bắt đầu le lói: sự hợp nhất, dự cảm của một viễn cảnh tinh
thần trong sạch xuất hiện trong lối tư duy có tri thức. Nhưng bộ não của
con người vẫn run rẩy. Mức độ thứ ba càng mang nhiều tính hiện thực
hơn nữa. Các giác quan, chính là những hình ảnh vô nghĩa và phi lí đối
với bộ óc tỉnh táo - chủ nhân thực chất của số phận con người. Bởi vì
quyền lực thật sự của con người không xuất phát từ thế giới của các
hình ảnh giác quan, cũng không của tri thức, mà là của thế giới hình
ảnh bên trong.
Trong thế giới của manas những nhầm lẫn khủng khiếp đã xảy ra.
Những nhân tố phi tư duy, chỉ là các hình dạng như trong giấc mơ,
khôn lường, siêu nhiên, đồng nhất và biến đổi, những thứ mà cái Tôi
của con người liên tục đồng nhất với chính nó. Những hình ảnh của kí
ức tồn tại ở đây, không chỉ của đời sống cá nhân con người, mà còn là
cả những kỉ niệm của đời sống nhân loại con người đã thu thập.
Dưới tác động của những quyến rũ thất thường và các mối ác cảm
bản năng, các tình cảm được hình thành ở đây. Đây là các hình ảnh, các
tình cảm, các bản năng, sự đồng hóa, sự nhầm lẫn dẫn dắt con người
vào số phận.
Tính chất hiện thực của vòng manas không thể so sánh với tính
chất hiện thực của vòng giác quan hay của vòng tri thức. Đúng hơn,
như một giấc mộng so với lúc tỉnh, như linh hồn so với thể xác. Các
hình ảnh trong vòng manas một mặt vẫn còn liên quan đến vật chất đi