những kỉ vật cổ khắp trái đất cho thư viện. Các đại lí của thư viện từng
đi đến tận Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Iran, Caucazus; Những kẻ kế
tục các triều đại cai trị ở Alexandria sử dụng ảnh hưởng của mình để
kiếm cho bằng được những văn bản cổ nổi tiếng từ các nhà nước khác.
Sau đó cho dịch ra tiếng Hi Lạp và giữ gìn trong thư viện.
Ảnh hưởng sống của các nhân vật đã thánh hóa mai một từ lâu, chỉ
còn sách giữ gìn tinh thần thời cổ. Mục đích của thư viện Alexandria là
gìn giữ truyền thống của nhân loại ở một nơi. Có thể giả thiết rằng, các
văn bản gốc Hi Lạp, ngoài các tên bị gọi khác đi, bản chất không thay
đổi. Cái tên Hermes Trismegistos là một sự biến đổi tên theo kiểu
Alexandria như vậy.
Theo bản gốc, Hermes có tên là Toth. Dưới cái tên Toth ẩn chứa
ba biểu tượng: Toth là một thần linh Ai Cập, và một vị giáo chủ cao
nhất của Ai Cập mang tên như vậy, giống như Dalai Lama ở Tây tạng,
Zarathusra ở Iran, Puthia ở Delphoi; sau cùng Toth là đẳng cấp giáo
chủ, hay là tên gọi của những kẻ đã nhập định. Sau khi đã nhập định,
giới giáo sĩ và học giả thường lấy tên của một thần linh là Toth, bởi vì
Toth đại diện tinh thần của thần linh thông qua hành động ở loài người.
Trong văn bản nếu người dịch chép lại được một điều gì đó gần
như phù hợp với tinh thần tác phẩm thì có thể chấp nhận độ trung thành
của bản dịch. Các khó khăn trong sự tin cậy của bản dịch chưa từng là
những việc không vượt qua nổi và đặc điểm phổ quát của tiếng Hi Lạp
cho phép có thể bước tiếp sang tiếng Ai Cập cũng phổ quát một cách
phù hợp nhất. Ngày nay, nếu văn bản Latin cần dịch ra tiếng Pháp, Tây
Ban Nha hoặc Ý, các khó khăn gặp phải sẽ lớn hơn một cách phi tỉ lệ,
bởi vì cần phải dịch thứ ngôn ngữ Latin phổ quát ra các ngôn ngữ hiện
đại đã cá nhân hóa.
Trong trường hợp này thứ bị đánh mất chính là thứ quan trọng
nhất: tính phổ quát. Tính chất phổ quát của một ngôn ngữ chỉ mang
ngần này ý nghĩa: có khả năng “gọi tên” tất cả các sự vật, sự việc của
thế gian.