Về tính chất của cội nguồn như ngày nay con người cá nhân thề
thốt, rất có thể xưa kia chưa từng mang ý nghĩa gì. Mỗi tác phẩm của
truyền thống cổ khi rơi vào thư viện Alexandria có thể giống như việc
người Hi Lạp cổ xây một cái nhà thờ, sau đó người Cơ đốc giáo làm lễ
rửa tội trong đó, và hôm nay nhà thờ này của người Hồi giáo. Các tôn
giáo thay đổi, nhưng cái nhà thờ vẫn còn lại đúng như vậy. Ngôn từ,
cách diễn đạt, tên gọi đã thay đổi nhưng tinh thần cơ bản vẫn còn
nguyên.
Trong đại đa số những tác phẩm mang tên Hermes Trismegistos
đều có thể nhận ra tinh thần cổ tự do của nó. Và tinh thần cổ ngự trị
trong thời Alexandria Hi Lạp không hề bị bóp méo, ví dụ: sự thống trị
của đạo Phật trong các văn bản của Tử thư Tây Tạng hoặc trong cuốn
T’ai I Csin Hua Cung Csih của Trung Quốc.
2.
Tính chất đáng tin cậy của các tác phẩm dịch Hi Lạp dựa trên ba
khía cạnh: thứ nhất là các tượng trưng siêu hình học, thứ hai là tên của
các vị thần linh, và thứ ba liên quan đến các huyền thoại.
Các tượng trưng siêu hình học được giữ gìn trong các từ ngữ.
Nhưng các từ ngữ này không phải là những từ ngữ hằng ngày. Trong
các văn bản Hermes Trismegistos người ta gọi từ mang tính chất tượng
trưng siêu hình học là logo. Logo nghĩa là sức mạnh, ý nghĩa, tác dụng
của tinh thần được tuyên bố, thậm chí trong số nhiều, các logo mang ý
nghĩa như những lời kinh (sutra) của tiếng Sancrit.
Mọi liên hệ logos trong tất cả các trường hợp đều mang tính chất
phổ quát. Nhiều nơi logos thường trùng với ý nghĩa của từ “buddhi”
(Phật tính tiếng Sancrit) Sancrit và “csisti” (sự tỉnh táo) của Iran; trong
những trường hợp này logo có nghĩa là sự tỉnh táo trực giác hay sự tỉnh