táo tâm linh. Bí ẩn của logo: trước những kẻ chưa nhập định không
được phép trình bày các sự vật.
Nếu để kẻ chưa nhập định tiếp cận, xuất hiện sự thay đổi huyền bí
của logo; tác dụng và sức mạnh của logo suy giảm và biến mất. Không
hiếm trường hợp, ý nghĩa đích thực của logo bị hiểu ngược hẳn nhất là
khi kẻ muốn sử dụng logo chỉ vì lợi ích cá nhân. Đặc tính của logo
không chỉ vô tác dụng trong tay kẻ vô đạo, mà: nếu kẻ vô đạo muốn sử
dụng logo một cách vô luật lời tuyên bố có thể mang đến những sự
nguy hiểm không lường trước cho kẻ đó bởi một sức mạnh siêu việt đã
linh thiêng hóa.
Vì vậy một trong những mục đích của sự nhập định là người thầy
dạy cho học trò các bí ẩn của logo. Không được phép phát ngôn bất cứ
gì từ nhu cầu lợi ích ích kỉ; kẻ nào sử dụng dễ dãi những từ ngữ của
Thượng Đế, kẻ đó đùa giỡn với sự sống của nó, từ ngữ sẽ chống lại nó.
Người thầy dẫn nhập kẻ học vào vương quốc linh thiêng của logo -
thần ngôn.
Theo quan điểm siêu hình học, nơi nào có logo, chính xác nơi đó
xuất hiện huyền thoại. Lời tuyên bố đầu tiên ở tất cả mọi trường hợp
đều mang tính chất siêu hình học. Cái logo tuyên bố chính là sự tượng
trưng của cái vô hình và vô ngôn. Cái huyền thoại tuyên bố, cũng vô
ngôn nhưng đã hữu hình.
Theo Veda con người nhận ra tượng trưng siêu hình học bằng trực
giác tâm linh và tâm bồ đề, và nhận ra hình ảnh huyền thoại bằng
manas. Manas là sự nhạy cảm bên trong, sự nhạy cảm với các hình ảnh
cổ của linh hồn. Nói theo diễn dịch của Gúenon: sens interne. Logo và
huyền thoại cùng nhận ra điều này, nhưng bằng giác quan khác: con
người nhận ra logo bằng khả năng siêu nhân phổ quát, nhận ra huyền
thoại bằng khả năng mang tính chất tập thể. Logo và huyền thoại cùng
nói lên một điều: một cách vô ngôn và khôn tả.
Khía cạnh thứ hai đáng tin cậy của các tác phẩm Hi Lạp liên quan
đến tên của các thần linh. Các thần linh - nếu điều này lại trêu tức