một cái gì đấy. Tâm lí học hiện đại gọi quá trình này là appercepcio (tự
giác).
Nếu sự đổ vỡ vụn vặt này không xảy ra tiếp sau những ức chế nhỏ
bé khó đo lường nổi, có lẽ con người sẽ tiếp nhận và đào thải các ấn
tượng và các bản năng một cách trơ lì và toàn bộ đời sống sẽ diễn ra
một cách vô thức. Ý thức đứng giữa những bản năng bên ngoài và bên
trong, nhiệm vụ của nó là làm gãy các tia khúc xạ, và vì thế đánh thức
các linh hồn thức tỉnh để nhận thức. Ý thức là bộ phận của
diskontinuitás (sự gián đoạn).
Khi trong con người quá trình của gián đoạn này đứt, sự thức tỉnh
trong giấc ngủ và sự suy sụp cũng tắt. Rất cần thiết phải duy trì sự tỉnh
táo, hay duy trì quá trình thứ hai để nhận lấy và bảo tồn nhận thức sự
vật, khi ý thức tắt.
Muộn hơn, khi bản thân kẻ nhập định biết tự tắt và tự duy trì ý
thức, nó trải qua các mức độ khác nhau của niềm hứng khởi (ekstazis),
bản thân nó có thể thu quá trình thứ hai từ mức độ ý thức của cái Tôi
kinh nghiệm vào sự thức tỉnh của cái Tôi siêu việt, và như vậy không
hề đánh mất bản thân trong trạng thái samadhi sâu nhất. Truyền thống
Hindu gọi sự dập tắt hoàn toàn ý thức là samadhi.
Nhưng nếu con người chưa biết cách làm dừng quá trình liên tục
của diskontinuitás (sự gián đoạn), nó vẫn bị đứt đoạn vì môi trường
chẳng hạn, lúc đó sự nhập định dễ dàng biến thành một cái chết thật sự.
Bởi vậy cần người thầy bên cạnh học trò, trong thời gian ý thức bị đứt
đoạn, thầy sẽ bảo hộ học trò bằng sự tỉnh táo riêng của mình, thay thế ý
thức của học trò bằng ý thức riêng của mình. Quá trình này diễn ra tất
nhiên, phức tạp, kĩ càng, khó khăn, đòi hỏi trực giác tâm linh, tầm hiểu
biết, sự cảm nhận, mà con người thời lịch sử gần như không thể hiểu
nổi.
Nhiệm vụ người thầy dạy nhập định cần hoàn thành với học trò
của mình là làm lay động vị trí tuyệt đối của cái Tôi kinh nghiệm, để
giải thoát kẻ học trò khỏi đời sống khóa kín. Cần phải đánh thức dưới