Bởi vậy ở Ai Cập người ta gọi giáo chủ là con của Mặt Trời và
Mặt Trăng. Hình ảnh tượng trưng của Mặt Trời là con mắt phải, của
Mặt Trăng là con mắt trái: con trai của Mặt Trời và Mặt Trăng ở giữa
hai mắt, trên mũi, dưới trán linh hồn bất tử ẩn náu.
Ở Ai Cập giữa trán các linh mục đã đạt tới mức nhập định cao đều
đeo một con rắn bằng vàng: hình ảnh tượng trưng của sự tỉnh táo.
Đây là pradzsapati.
2.
Trong thời cổ tất cả các dân tộc thấy vương quốc của thế giới bên
kia một cách gần như giống nhau. Các truyền thống đều chọn lựa hai
vòng tròn mà kinh Veda gọi là con đường của các vị thần và con đường
của các vị tiền bối.
Con đường của các thần là sự thâm nhập thẳng tắp của linh hồn đã
nhập định, đã thức tỉnh vào sự sống vĩnh cửu bất tử, nơi nó hợp nhất
với Brahman, hay đúng hơn, biến thành Átman. Linh hồn này đã thức
tỉnh, một lần và mãi mãi ra khỏi vòng quay, bởi đã trở về nhà, về sự
sống bất tử trên cùng. Đây là Dévajana.
Còn linh hồn đi trên con đường của các vị tiền bối, vẫn tiếp tục
duy trì mối quan hệ với thiên nhiên vật chất. Đây là pitrijana. Con
đường của các vị tiền bối. Vị trí của họ ở thế giới bên kia là Mặt Trăng,
trong truyền thống Do Thái là Seol, ở Mexico là Tlalokan, ở Ai Cập là
Amduat, trong truyền thống Hi Lạp cổ là Hades. Những kẻ đã chuyển
dời sống ở đây, trong sự tỉnh táo âm tính, trong sự sống thoái hóa, trong
trạng thái run rẩy, như “các mùi hương” - nói theo cách của
Herakleitos.