MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 3 - Trang 13

ai đó từ khái niệm hình thức tưởng rằng trạng thái siêu hình học này chỉ
là một tấm bảng thuần túy của tinh thần con người.

Nền tảng cơ bản có nội dung của nó. Nội dung này chính là cơ sở

của tất cả các truyền thống, như một trật tự nguyên sơ hiện sinh của con
người. Nội dung của nền tảng cơ bản (được gọi là) fix-system (theo
Szabó Lajos) và là một hệ thống duy nhất.

21.

Trong thời cổ, nền tảng cơ bản được hiểu như thời kì đầu tiên của lịch
sử, bởi nền tảng cơ bản chưa từng là một đặc quyền cá nhân mà lúc đó
là vị trí của toàn thể nhân loại. Truyền thống Ấn Độ gọi thời kì này là
szatja-juga. Đây là thời kì của hòa bình, trật tự, sự viên mãn đời sống,
sự thanh bình, sự trù phú, sự giản dị, sự trong sạch và anh minh. Trong
truyền thống Do Thái đây là vườn Địa Đàng, ở những người Orfika đây
là thời Hoàng kim. Empedokles cho rằng kẻ cai trị thời kì này là
Küpris, và sự sống thời kì này mới nhẹ nhõm trong suốt làm sao, như
một tình yêu hạnh phúc.

22.

Trong các quá trình nhập định, khi nói về việc trả lại vị trí cho nền tảng
cơ bản, truyền thống đã tách bạch sự khác nhau giữa đức và nền tảng.
Theo truyền thống Ấn Độ, đức là hệ quả, là kết quả của việc tích góp
các hành động tốt trong một đời sống chân chính.

Con người sau khi sống một đời sống chân chính hưởng thụ kết

quả các hành động của mình, hưởng đức, nhưng khi nội dung đức của
các hành động cạn kiệt, con người một lần nữa lại phải luân hồi vào đời
sống. Đức không phải là trạng thái cuối cùng. Trong các truyền thống
cổ, phúc lạc thiên đàng chỉ thuần túy là kết quả của các hành động tốt.

Các truyền thống đặt tên cho trạng thái cuối cùng là sự giải thoát,

và đây chính là việc trả lại vị trí của nền tảng cơ bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.