Augustino cơn khát về hiện sinh minh bạch rất lớn, thật khó hiểu, tại
sao ngài chống lại định hướng phổ quát, cho dù ngài biết rõ, sinh linh
được soi sáng không thể thiếu nhận thức phổ quát siêu việt.
Theo dấu vết và dưới tác động của Thánh Augustino một quan
niệm và thực hành Kitô giáo không hề mới lan truyền, và mau chóng
trở nên phổ thông hóa. Thánh Augustinus coi Kitô giáo như một sự khó
chịu trong sự sống, và Thánh Phao lô cũng có cùng quan điểm như vậy.
Phúc Âm không phải trạng thái khó chịu của sự sống, mà là rất
khó chịu, nhưng là trạng thái khó chịu với sự yên ổn trong sự sống hư
hoại (không trong “thân” mà là “gai” trong sự hủy hoại.)
Từ Thánh Phao lô dấu ấn bị hành hạ xuất hiện trên nét mặt con
người hiện đại, khiến nhiều người sợ hãi, và là thứ Nietzsche chống lại
và đảm nhận vai trò xóa nó đi.
Từ thời Thánh Augustino trở đi con người bắt buộc phải trở thành
đau khổ và nhăn nhúm từ Phúc Âm, cho dù Phúc Âm, như ý nghĩa của
Lời, trước hết là tin mừng, là tin mừng cho việc xuất hiện sự sống đã
thanh tẩy.
Sau này từ hệ quả của tài hùng biện có một không hai và khả năng
tranh luận cá nhân của Thánh Augustino, sự giải nghĩa Kitô giáo như
một sự đau khổ đã trở thành thí nghiệm cho những nhà hiện sinh đích
thực, từ Tolsztoj đến Dosztojevszkij, những nhân vật chứng thực Kitô
giáo của mình như những kẻ ưa thích sự đau khổ.
(Phái Giáo sĩ tất nhiên gật đầu cho quan niệm này, bởi vì những
con người mải quan tâm đến những đau khổ chủ quan, không nghĩ đến
việc nhìn quanh thế gian, ngoài đau khổ ra không quan tâm đến gì
khác, với một sinh linh như vậy thật dễ dàng thực hành quyền lực trên
đầu họ).
94.
Sự khác biệt giữa phái Pharisees và Kitô giáo: