MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 3 - Trang 234

Tác phẩm Divina Commedia có quan hệ họ hàng với các cuộc

phiêu lưu sang thế giới bên kia (Ardai Viraf) là điều rành rành (xem
thêm: Guénon -L’Esotérisme de Dante).

60.

Một thời gian ngắn trong thời Phục Hưng ý niệm-bất tử bị thay đổi.
Con người không sống trong niềm hứng khởi có nền tảng là sự vĩnh
cửu nữa, mà trong niềm vui của khoảnh khắc.

Nghệ thuật chuyển sang thành sự vinh danh-maja, giống như trong

chủ nghĩa Hellenizmus (Hi Lạp hóa), bởi thời Phục hưng không tiếp
nhận di sản Hi Lạp của Sophos và Heros, mà của “graeculus” phù
phiếm và nhơ bẩn, không tiếp nhận từ Platon mà từ Lukinos.

Ảnh hưởng này có thể thấy ngay cả trên tác phẩm của Leonardon

và Michelangelo, nhất là của Raffaellon. Sự ngây ngất trong ảo ảnh
thay thế cho tinh thần. Không phải cái đẹp của sự sâu sắc mà của bề
mặt.

Bản chất giống cái của đời sống chưa ở đâu và chưa bao giờ dễ

dàng bắt gặp đến thế. Không phải các đạo luật định hướng thế gian, mà
là các câu chuyện thì thầm từ buồng the, không phải các giáo chủ và
các bá tước thống trị nữa mà là các mệnh bà, bởi trong chế độ phụ hệ
cơ cấu cộng đồng mở một cách tàn nhẫn, còn trong chế độ mẫu hệ chỉ
toàn rèm che và các âm mưu.

61.

Châu Âu luôn tồn tại thiếu đẳng cấp tinh thần, bởi vậy trong trật tự của
nó chua từng có một nền tảng vững chắc, bởi thiếu brahman nên không
ai đảm bảo cho đạo luật. Thời Phục Hưng, sau giấc ngủ thiu thiu của
thời trung cổ đến một dạng say ngất ngưởng mang tính chất âm, trong
đó ý thức cai trị cao cả của Nhà Chung biến mất cực kì nhanh chóng,
và mọi quyền lực tối cao biến thành quyền lực trần gian.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.