mà Vedanta hay Kabbala, hay là phái Ngộ đạo nói, hiện tượng chúng ta
đặt tên là sự phạm tội, không thể biến thành nhận thức về hiện thực.
Sự phạm tội là một sự hư hỏng toàn bộ. Diễn đạt như vậy cũng
không đúng. Điều đúng là sự phá vỡ sự sống có nguyên nhân là con
người. Bởi vì con người là kẻ đã làm hỏng toàn bộ sự tạo dựng này.
Bởi vậy theo nhận định của E. M. Cioran, tạo hóa là kẻ tạo dựng
xấu xa (le mauvais démiurge) và sự tạo dựng là một sự bê bối
(scandale de la creation), điều này nhầm.
Theo Baader con người đã lôi cả thế gian theo nó vào sự hủy hoại.
Xuất hiện cả những nhà khoa học tự nhiên (như Weizsacker), người
cho rằng cả cái vũ trụ này, cả cái hành tinh này về mặt nguồn gốc cũng
chỉ là một đống đổ vỡ bốc khói. Và cái thế gian đang có không phải là
hiện thực gốc, chỉ là một mảnh, một bản sao của bản gốc mà chúng ta
thu nhận được bằng các giác quan và bằng các đặc tính đã bị vỡ ra từng
mảnh của chúng ta.
Sự đo lường của chúng ta cũng hỏng. Cái người ta ít khi nghĩ đến
là bản thân các con số cũng hư hoại. Junger cho rằng bằng sự tính toán
con người biến thành kẻ dự phần trong một sự nhập định cao hơn. Một
sự nhập định mà chúng ta không thể đạt tới, và chúng ta cũng chẳng thể
biết chỉ còn lại những con số hay không nữa; thế giới của những con số
cũng là một đống đổ nát như bầu trời xung quanh chúng ta.
3.
Rất có thể, Sesztov là tác giả đáng tin cậy của tư tưởng này. ông viết
hậu quả quan trọng nhất của sự phá vỡ sự sống là cái mà ở châu Âu từ
thời Hi Lạp người ta gọi là cái trí (nousz, ratio). Đấy là một cái gì biết
nhận thức và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào nó, và cũng là cái xa vời
nhất đối với hiện thực.
Đây là cái trí, chỉ là một nửa của nhận thức, và là nửa dưới. Theo
ngôn ngữ Kabbala đấy là cái trí phân biệt bị cắt đứt từ hohma (tri thức
nguyên sơ), hay còn gọi là binah.