Nhưng, hiện nay vẫn còn quá ít người thấu hiểu nguyên nhân sâu
xa của những mối đe dọa mang tính hủy diệt nói trên. Thiết nghĩ,
những người tiên phong trong xã hội cần phải nhìn nhận thật
nghiêm túc, có thái độ và hành động thiết thực, thích đáng trước
hiểm họa trên! Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn đến vấn đề này ở mục 2 - c
dưới đây.
b. Con đường gây hại của thức ăn huyết nhục
Tác hại của việc ăn thịt có thể tóm tắt dưới đây:
• Sự thối rữa: Ngay sau khi bị giết, protein trong cơ thể con vật đông
đặc lại, các enzyme nội bào tự hoại phóng thích ra, quá trình thối
rữa bắt đầu và diễn ra rất mạnh ở dạ dày, ruột của người ăn. Miếng
thịt chính là một phần xác chết của con vật! Thịt là thức ăn của xác
chết!
Sự thối rữa tạo ra độc tố phá hủy môi trường của những vi khuẩn có
ích trong ruột non, làm thoái hóa các nhung mao thành ruột, nơi hấp
thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và sản sinh ra hồng cầu(*).
(*)
Xem thêm Thế nào là văn hóa sức khỏe của tác giả, NXB Tri thức
2016
Thịt lại vận chuyển rất chậm trong đường tiêu hóa, năm ngày sau
khi ăn mới được đẩy ra khỏi cơ thể (trong khi thức ăn thực vật do có
nhiều chất xơ, chỉ cần một ngày rưỡi). Suốt thời gian lưu lại trong
cơ thể, những chất độc hại từ thịt thối rữa thường xuyên tiếp xúc với
thành ống tiêu hóa, gây bệnh cho tá tràng, ruột già, làm suy yếu
đường ruột.
Chính vì thế những người ăn nhiều thịt thường có tỷ lệ mắc bệnh,
điển hình là ung thư bộ máy tiêu hóa cao hơn hẳn!
Mỡ bão hòa và cholesterol từ thịt bám quanh các cơ quan năng
động như tim, gan, thận... cản trở chức năng hoạt động của các cơ
quan đó. Trong ruột già, các chất thải từ thịt có khuynh hướng làm
tắc nghẽn kết tràng ngang, dẫn đến kết bí độc tố, ngăn cản sự đào
thải cặn bã của đường tiêu hóa.