MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 14

I Mở đầu

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, ai cũng thấy ăn uống là vấn đề rất
quan trọng, thiết yếu trong đời sống. Điều đó đã được phản ánh rất
đậm nét trong phương ngôn, ngạn ngữ của dân gian: “Ăn lấy chắc,
mặc lấy bền”; “Ăn được ngủ được là tiên”; “Có thực mới vực được
đạo”; “Dĩ thực vi tiên”; “Ăn vóc học hay” và điển hình là câu: “Học
ăn, học nói, học gói, học mở”...

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ “ăn” luôn được đặt ở vị trí hàng đầu
để nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của nó

(*)

. Vì vậy khoa dinh

dưỡng học đã hình thành và phát triển rất sớm trong nền văn minh
của nước ta cũng như của toàn nhân loại.

(*)

Điển hình là các thành ngữ: “Ăn ở”, “ ăn mặc”, “ăn nói”... chữ “ăn”

trong ngôn ngữ Việt Nam chỉ đứng sau chữ “làm”.

Ông cha ta đã truyền lại những kinh nghiệm kết hợp các món ăn
một cách tài tình nhất dựa trên nguyên tắc của Âm - Dương, ngũ
hành, sinh khắc... nhất là món gỏi và nộm, trong đó có đủ vị, vừa
ngon lại vừa làm thuốc, cái nọ phối hợp với cái kia để kích thích
những điểm có lợi, ức chế điểm có hại... của nhau. Người Việt Nam
đã quen với việc phối hợp các đồ ăn như: thịt gà với lá chanh; thịt
lợn với hành củ; thịt chó với riềng mẻ; thịt bò, gà, vịt với gừng; thịt
trâu với tỏi...

Đồng thời cũng truyền cho nhau kinh nghiệm nên tránh ăn chung
một số thức ăn có thể gây hại như: thịt ba ba với rau sam (đau
bụng), thịt gà với kinh giới (phong ngứa), chuối hột với mật hoặc
đường (chướng bụng), đậu nành với mật ong (có thể chết), thịt chó
với nước chè (gây táo bón nặng, giữ chất độc lại, có thể gây ung
thư), trứng ngan (vịt xiêm) với tỏi (rất độc, có thể chết)...

Đã có rất nhiều và gần đây càng nhiều sách viết về cách nấu ăn,
làm bánh... theo phương pháp cổ, kim, Đông, Tây, chay, mặn...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.