Ăn uống là vấn đề rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển,
tồn tại và duy trì nòi giống của nhân loại. Nhưng quan niệm về vấn
đề này lại rất sai khác, đôi khi trái ngược giữa các trường phái, các
quan điểm, các cộng đồng dân cư, thậm chí giữa những cá nhân
trong cùng một cộng đồng, một gia đình...
Vì vậy một chuyện vui đã nói: Có hai quyển sách bán chạy nhất trên
thị trường là quyển hướng dẫn cách nấu những món ăn ngon và
quyển kia nói rằng không nên ăn những món ăn đó.
Đông phương học quan niệm một cách sâu sắc, thâm thúy rằng: Ăn
uống là khâu rất quan trọng để thực hiện mối liên hệ giữa con người
với thiên nhiên và vũ trụ, qua đó thực hiện nguyên lý Thiên - Địa -
Nhân hợp nhất.
Hippocrates, ông tổ của Y học phương Tây đã nói: “Thức ăn của
bạn phải là thuốc của bạn và thuốc của bạn phải là thức ăn của
bạn”.
Nhưng nền văn minh vật chất và khoa học hiện tượng đang ngày
càng làm phai mờ, sai lệch ý nghĩa sâu sắc của vấn đề tối quan
trọng này.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĂN UỐNG
a. Sự tương phản ngạc nhiên
Ở các nước công nghiệp phát triển, người dân có mức sống rất cao.
Nếu quy đổi lượng thịt ra ngũ cốc thì bình quân hàng năm mỗi
người dân Mỹ tiêu thụ hơn một tấn lương thực, trong khi ở các
nước nghèo, bình quân đầu người chưa đến một trăm kí-lô-gam.
Không những thế, mỗi năm người ta chi nhiều tỷ đô-la cho việc
nghiên cứu Y học, bảo hiểm y tế, bệnh viện, thuốc men, đào tạo
thầy thuốc... nhưng ở nước Mỹ, quốc gia có nền Y học hiện đại nhất
thế giới, thì già nửa dân chúng vẫn rên xiết vì những bệnh kinh niên.
Theo điều tra của Ủy ban Đặc nhiệm Y tế Hoa Kỳ, năm 1963, số
người dân nước này chết vì các chứng bệnh như sau: Phong độc
201.000 người (14%); Ung thư 285.000 người (16%); Tim mạch,