được mệnh danh là bệnh “truyền nhiễm hiện đại” khiến 793.000
người tử vong (55%)... Phần lớn người chết đều dưới 65 tuổi. Chỉ
còn 15% dân cư chết bình thường và chết vì các bệnh khác. Theo
thời gian, tình trạng bệnh tật ngày một leo thang. Thống kê số tử
vong trong năm 2001 ở Mỹ như sau: Bệnh tim mạch 863.000 người,
ung thư 554.000 người, hô hấp 123.974 người, tiểu đường 71.252
người v.v... Những bà mẹ được chăm sóc rất chu đáo trong thời kỳ
thai nghén, nhưng tại các nhà hộ sinh, cứ mười lăm phút lại có một
đứa trẻ đần độn ra đời.
Thống kê năm 1960 cho thấy chỉ có 13% dân số Mỹ là thật sự khỏe
mạnh. Ngày nay những số liệu trên đã thay đổi nhiều theo chiều
hướng xấu hơn.
Mỗi năm, nước Mỹ đã chi hàng trăm triệu đô-la cho việc bào chế
thuốc ngủ; hàng chục triệu đô-la cho thuốc uống để thức; đã dùng
tới 7 triệu ki-lô-gam thuốc Aspirin để giảm đau; hàng tấn thuốc chữa
táo bón; nhiều tấn thuốc uống để ăn cho ngon miệng, ăn được
nhiều; thuốc để ăn ít đi, để giảm cân và các loại thuốc kích thích, an
thần; thuốc để trị bệnh hay uống thuốc, hoặc chữa các bệnh do
thuốc gây ra v.v...
Thuốc nhiều đến nỗi người bệnh không biết uống loại nào và chính
các bác sĩ cũng lúng túng trước sự phức tạp do chính ngành Y gây
ra. Kỹ nghệ thuốc men khổng lồ, chế ra đủ các loại thuốc tiên tiến...
thế mà cứ đến mùa lạnh là già nửa dân số bị ho hen, cảm cúm.
Nền kỹ nghệ phát triển cực thịnh đã “lấn sân” sang lĩnh vực thực
phẩm. Thức ăn đều được đóng hộp, đóng chai... đi ngược với quy
luật tự nhiên, góp phần làm cho bệnh tật ngày càng tăng, sức khỏe
người dân ngày càng kém xa những nước bán khai.
Cùng với đà phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, mức chi phí cho
việc bảo vệ sức khỏe ở Mỹ ngày càng nhiều (176 năm trước Đại
chiến thế giới thứ hai, trung bình mỗi năm nước này chi cho Y tế 8
triệu đô-la. Hiện nay kinh phí đó đã tới 2,2 nghìn tỷ đô-la/năm nhưng
tỷ lệ người bị bệnh mãn tính, chết vì bệnh nan y vẫn ngày một tăng
gấp bội.