• Lô chuột ăn theo thực đơn của người Anh thì chẳng những bị tất
cả các bệnh như lô ăn theo chế độ của người Ấn mà còn mắc thêm
bệnh thần kinh nên thường dữ tợn, lồng lộn cắn xé lẫn nhau.
Nhìn vào thành phần thức ăn, chúng ta thấy: sự sai khác cơ bản
giữa lô chuột ăn theo chế độ thức ăn của người Hunza và hai lô kia
là lô này ăn ngũ cốc lứt nguyên cám và những thức ăn hoàn toàn tự
nhiên khác.
Kết quả nghiên cứu đã khiến mọi người và nhất là giới khoa học
sững sờ. Nhiều nhà khoa học đã nhận xét: “Nếu không ỷ lại vào
thuốc men, thì con người sẽ sống cuộc đời tiết độ và thuận theo tự
nhiên hơn” và “Nếu con người văn minh cứ ăn uống theo chiều
hướng hiện nay, sẽ không tránh khỏi bị hủy diệt chẳng phải vì chiến
tranh mà bởi bệnh tật như ung thư, tim mạch, thần kinh...”.
Vì vậy muốn phòng và chữa bệnh thì tốt nhất phải chú ý đến khâu
nền tảng nhất là khẩu phần ăn uống.
b. Sự biến dịch không ngừng
Cơ thể sinh vật nói chung, con người nói riêng, là một cấu trúc biến
dịch không ngừng. Cơ thể như một thác nước, nhìn bên ngoài lúc
nào cũng như dải lụa, nhưng thực ra nước đang chảy mạnh, cơ thể
luôn đổi mới với tốc độ kinh hồn. Mỗi giây đồng hồ, trong cơ thể con
người diễn ra từ 200.000 đến 1.000.000 phản ứng sinh hóa. Từng
giây, từng phút hàng loạt tế bào cũ chết đi, tế bào mới ra đời thay
thế:
• Cứ mỗi giây đồng hồ có 2.000.000 hồng cầu già cỗi được thay thế.
Vì vậy chỉ trong một tháng là toàn bộ máu trong cơ thể đã hoàn toàn
đổi mới.
• Mỗi tháng trung bình người ta đưa vào cơ thể khoảng 60 kg đồ ăn
thức uống. Theo tính toán, cứ sau 12 tháng là vật chất trong cơ thể
con người đã hoàn toàn đổi mới.
Chính thức ăn đã cung cấp cho sự thay thế, đổi mới ấy. Vì vậy, cổ
Đông phương học xem con người nói riêng, mọi sinh loài nói chung
như những thực phẩm được biến cải thành, bệnh tật là sự mất quân