Tóm lại, nghỉ ngơi, thanh thản, thoải mái, yên tĩnh, vui tươi, ấm áp là
những yếu tố rất quan trọng trong khi thực hành nhịn ăn chữa bệnh.
Việc vận động, đi lại là tùy khả năng, không nên gò bó theo một quy
định nào. Phải tuyệt đối tránh các hình thức, biện pháp gò ép, gây
kích thích, thúc đẩy trái tự nhiên.
Kinh nghiệm của bản thân tôi, trong khi nhịn ăn nên thu năng lượng,
đồng thời kết hợp bài tập tự điều chỉnh bên trong (đưa năng lượng
đến vùng bệnh kèm theo thông điệp đào thải độc tố và chữa bệnh,
hoặc đưa năng lượng đến vùng nào muốn làm mạnh lên), hay ngồi
thiền, quán chiếu vùng bệnh... kết quả sẽ tốt hơn hẳn.
3. KẾT THÚC ĐỢT NHỊN ĂN
Tùy thời gian nhịn ăn dài hay ngắn mà việc kết thúc cũng khác
nhau. Nếu đợt nhịn ăn ngắn (một tuần trở lại) thì vấn đề tương đối
đơn giản. Đối với đợt nhịn ăn dài ngày (2 – 3 tuần trở lên) thì kết
thúc đợt nhịn ăn là việc vô cùng quan trọng, rất cần chú ý để thực
hiện thật nghiêm túc.
a. Kết thúc đợt nhịn ăn ngắn ngày (một tuần trở xuống)
• Uống một cốc (200 ml) nước chanh pha đường, hoặc tốt hơn là
pha mật ong (nên dùng nước ấm vừa uống) nhằm làm sạch ống tiêu
hóa.
• Chừng 5 đến 15 phút sau, ăn một quả chuối nhưng không nhai kỹ,
để các miếng chuối như bọt biển lau sạch thành ruột.
• Khoảng 30 phút đến 1 giờ sau mới ăn cháo nấu nhừ (tốt nhất là
cháo gạo lứt với muối).
• 3 – 4 giờ sau nữa có thể ăn cơm nhưng nên nấu nhão, nhai kỹ,
cơm gạo lứt càng tốt.
b. Kết thúc đợt nhịn ăn dài ngày (một tuần trở lên)
Thông thường, dấu hiệu quan trọng nhất có thể kết thúc đợt nhịn ăn
dài ngày là không còn thấy những triệu chứng bệnh nữa, bụng đói
và cảm giác thèm ăn thực sự. Lúc này các biểu hiện như tim mạch,