Người phương Tây tiêu thụ nhiều thức ăn lực tĩnh nên họ ưa dùng
các thức ăn đồ uống có lực biến dịch như cafein, carbonat, sô-cô-
la... để không bị rơi vào trạng thái lờ đờ, uể oải, thiếu sinh lực do lực
tĩnh gây ra. Trong khi đó, người phương Đông chủ yếu ăn rau, hạt,
thuộc lực tri giác. Nếu dùng đồ ăn thức uống thuộc lực biến dịch, sẽ
làm cơ thể bất an, náo loạn... rất không tốt.
Cho nên không phải cái gì người khác thấy hay, thấy tốt là mình
cũng bắt chước, làm theo, mà phải tìm hiểu kỹ, rồi tỉnh táo, sáng
suốt, áp dụng cho riêng mình. Đó mới là tinh thần khoa học (xem
tiếp Chương 3).
3. THỨ BA, THỨC ĂN THUẦN KHIẾT VÀ KHÔNG THUẦN KHIẾT
a. Thức ăn thuần khiết
Là thức ăn ở xung quanh có nguồn gốc từ thảo mộc, phù hợp và
tuân theo luật Âm - Dương, cung cấp năng lượng cho nhu cầu của
cơ thể, nhưng không đầu độc, không tạo ra sự náo loạn, điên
khùng, cũng không gây nên sự đam mê về chúng, mà tạo ra sự
mềm mại, dẻo dai, trong sạch...
Dưới tác dụng của lực này, thân thể trở nên “trong suốt”, từ đó con
người có thể bước lên những bậc thang tiến hóa mới, cao hơn.
b. Thức ăn không thuần khiết
Là thức ăn có nguồn gốc từ động vật và đường tinh luyện, chúng
gây ra sự rối loạn, khiến người ăn không được bình an, thanh thản,
rồi đam mê về chúng. Lâu dài, thân thể sẽ trở thành bức tường dày
đặc, nên chẳng những không thể tiến hóa mà còn bị tụt lùi trở lại.
Như vậy, thức ăn có thể làm cho con người trở nên an lạc, hiền hòa,
từ bi... nhưng cũng có thể biến người ăn thành náo loạn, độc ác,
bạo hành...
Khoa học đã xác nhận: bạo hành, giết người cũng do nguyên nhân
chất độc từ thức ăn tạo ra trong cơ thể. Vì vậy, một số nhà sinh lý
học nổi tiếng cho rằng: Tội phạm không phải là tội phạm, mà là bị
bệnh. Tội phạm cần được giải phẫu, chỉ cần cắt bỏ đi vài tuyến độc