trong cơ thể (mà tuyến độc từ thức ăn tích lũy lại) là hành vi bạo
hành sẽ tiêu tan.
Tuy nhiên đó không phải là sự thay đổi nền tảng, tận gốc rễ. Bất lực
không phải là bất bạo hành. Gốc rễ của vấn đề là phải thay đổi
phẩm chất của thức ăn, chỉ có cách đó mới tránh được chất độc là
nguyên nhân dẫn tới bạo hành, tội ác... ở loài người.
Biến đổi toàn bộ thân thể bằng việc thay đổi thức ăn là một thực
nghiệm khoa học cực kỳ quan trọng, đã khẳng định rằng bất kỳ cái
gì ăn vào đều ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể và tính cách con
người. Vì vậy, có thể nói: Con đường để đạt tới những gì được coi
là siêu phàm, vĩ đại trong cuộc sống chính là con đường đi qua cơ
thể, mà cơ thể là do thức ăn tạo ra. Ăn uống là con đường dẫn tới
Tâm linh.
4. THỨ TƯ, THỨC ĂN PHẢI ĐỦ CHẤT
Đủ là không thiếu, cũng không thừa. Vì thiếu sẽ gây ra sự mất quân
bình, rối loạn, sinh bệnh, nhưng thừa còn dẫn đến tình trạng nặng
nề hơn, thậm chí đe dọa tính mạng.
Khoa dinh dưỡng học hiện đại cho đến gần đây vẫn chỉ tập trung
chủ yếu vào việc sử dụng các thành phần đạm động vật, mỡ, tinh
bột và nhằm tới mục tiêu khoái khẩu mà chưa nhận thức được vai
trò vô cùng quan trọng của khoáng (vi, đa lượng) và vitamin trong
khẩu phần ăn. Họ vẫn trong tình trạng chẳng biết như thế nào là đủ
và đủ cái gì.
Tiến sĩ J. Wallach (Mỹ), người được tiến cử xét nhận giải thưởng
Nobel Y học năm 1991, với công trình nghiên cứu xuất sắc, công bố
trong quyển Sự trung thực của xác chết, đã nhấn mạnh vai trò của
khoáng và vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ông chỉ ra: Thức
ăn đồ uống hàng ngày phải cung cấp cho cơ thể 90 chất, trong đó
60 chất khoáng, 16 vitamin, 2 loại: Axít amin đạm và axít amin béo.
Nếu không đủ sẽ bị các chứng bệnh liên quan tới việc thiếu dinh
dưỡng.
Cụ thể là: