Tuy nhiên, có thể thay đổi tính Âm - Dương trong quá trình nấu
nướng để phù hợp với trạng thái cơ thể người ăn, thông qua việc
sử dụng bốn yếu tố cơ bản là muối, lửa, nước và áp suất. Nếu cần
nâng cao Dương tính của thức ăn thì cho nhiều muối, ít nước, đun
kỹ hơn, nhất là dùng nồi áp suất. Ngược lại, cần tăng Âm tính thì
cho ít muối, nhiều nước, nấu vừa chín...
6. THỨ SÁU, TÍNH AXÍT, KIỀM CỦA THỨC ĂN
Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm còn phụ thuộc vào việc chúng sẽ
tạo phản ứng axít hay kiềm trong cơ thể. Đó là một chỉ tiêu rất quan
trọng nhưng rất ít người hiểu biết để áp dụng, kể cả các chuyên gia
của khoa Điều dưỡng hiện đại ở các bệnh viện.
Cơ thể con người có tính hơi kiềm (pH = 7,35 đến 7,45, tốt nhất là
7,4) trong môi trường như vậy, mọi quá trình sinh hóa diễn ra thuận
lợi, các chất thải, cặn bã bị khử và đào thải dễ dàng nhanh chóng,
cơ thể sẽ trong sạch, nhanh nhẹn, khỏe mạnh.
Ăn nhiều thức ăn tạo phản ứng axít, cơ thể và máu sẽ có tính axít,
từ đó sẽ dẫn đến các hậu quả sau:
• Việc lọc máu của gan, thận, lá lách gặp nhiều khó khăn, phải làm
việc quá sức nên suy yếu và dễ bị bệnh.
• Các chất cặn bã dễ kết tủa, bám vào các mô, cơ quan và đặc biệt
vào thành mạch máu, chúng lại rất bền vững trong môi trường axít,
do vậy khó bị hòa tan để đào thải, sẽ đầu độc, gây trở ngại lớn cho
các hoạt động sinh lý của cơ thể.
• Những chất độc, cặn bã không bị đào thải sẽ tập trung ở bắp cơ,
khớp xương, thần kinh... gây ra bệnh nhức mỏi, thấp khớp, gút,
thần kinh tọa, viêm thần kinh; bám vào thành mạch, làm nặng nề
quá trình bơm máu, gây bệnh cao huyết áp, suy tim, đột quỵ... Hoặc
tìm đường bài tiết qua da gây mụn trứng cá, lở loét, đinh nhọt; tạo
ra hàng loạt bệnh khác như trĩ, phong, tê liệt, hen suyễn, dị ứng,
lao... kể cả mất khả năng tình dục...
• Nội môi trường axít là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh khác
nhau như: tiểu đường, suy thận, yếu gan, gút, phong thấp, nhức