MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 33

• Các loại khác: trà (chủ yếu là trà búp, còn trà lá già thì tạo nội môi
trường kiềm), cà phê, sô-cô-la, rượu, bia, nước cất, hành, tỏi, nấm,
thuốc tân dược...

b. Những thức ăn tạo nội môi trường kiềm

• Hầu hết các loại rau có lá xanh, đặc biệt là rau cải.

• Đậu nành là duy nhất trong các loại đậu tạo nội môi trường kiềm
và là loại thức ăn tuyệt vời để chữa trị bệnh thừa axít.

• Hạt của các loại quả hạch.

• Dừa, đặc biệt nước dừa, nước cốt dừa rất kiềm, có tác dụng chữa
các bệnh do nội môi trường quá axít gây ra.

• Các loại quả mọng nước có tính kiềm cao, nên tác dụng trung hòa
axít rất tốt.

• Các loại dâu quả như dâu rừng (phúc bồn tử), dâu tây chín (nếu
chưa chín kỹ thì có tính axít).

• Nước chanh tươi có tính axít, nhưng khi vào cơ thể lại tạo phản
ứng kiềm, nên được các tiên gia, đạo sĩ, các yogi dùng làm thuốc
chữa bệnh rất tốt.

7. THỨ BẢY, NHỊP SINH HỌC

Xuất phát từ quan điểm triết học trung tâm của phương Đông: con
người là vũ trụ thu nhỏ; con người và môi trường sống thống nhất
với nhau. Một cơ thể khỏe mạnh phải có nhịp sinh học cân bằng và
phù hợp với chu kỳ biến đổi của môi trường thiên nhiên.

Do vậy, ăn những thực phẩm thiên nhiên có sẵn ở xung quanh thì
nhịp sinh học của chúng và người ăn hòa hợp, thống nhất, nên cơ
thể khỏe mạnh. Ngược lại, thức ăn từ những vùng xa xôi sẽ làm cho
nhịp sinh học của người ăn bị rối loạn, cơ thể suy yếu, mắc bệnh...

Chính thực phẩm là cầu nối giữa con người với vũ trụ. Vì vậy, mọi
hoạt động, nhất là ăn uống phải tuân theo nguyên lý THIÊN - ĐỊA -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.