MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 36

I Quan niệm về thực dưỡng

Thực dưỡng, theo ngữ nghĩa, là cách nuôi sống bằng ăn uống. Mọi
trường phái cổ - kim, Đông - Tây đều thống nhất: Ăn uống phải cung
cấp đầy đủ nhiên liệu (năng lượng) và nguyên liệu cho sự hoạt động
và tái tạo của cơ thể. Nhưng như thế nào là đủ, và ăn những gì cho
đủ để nuôi dưỡng cơ thể tốt nhất, thì các quan điểm, trường phái lại
không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau.

Sau đây là những quan điểm chính:

1. QUAN ĐIỂM CỦA KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY

a. Thức ăn phải cung cấp đầy đủ calo

Trước kia người ta cho rằng calory là năng lượng duy nhất cần phải
cung cấp cho hoạt động của cơ thể và đã ấn định mức năng lượng
rất cao (từ 2.300 đến 3.000 calo/người/ngày).

Nhưng quan niệm này đã bị lung lay nghiêm trọng và đảo lộn từ khi
M. Ali, người Pakistan, công bố kết quả nghiên cứu chế độ ăn uống
của người Hunza, một nhóm dân cư có sức khỏe phi thường, hầu
như không bị bệnh, mà khẩu phần ăn hàng ngày của họ chỉ có
1.923 calo.

Quan niệm dinh dưỡng chỉ dựa trên một chỉ tiêu calo đã trở nên lỗi
thời, vì calo chỉ là một trong nhiều nhu cầu cần thiết của cơ thể; hơn
nữa, năng lượng ấy chẳng phải chỉ duy nhất bằng con đường ăn
uống, mà bằng nhiều con đường khác như: hấp thu qua da, qua hơi
thở và đặc biệt qua luân xa... nên rất khó xác định chính xác được.

Những bằng chứng sau đây chứng minh điều này: người làm việc
ngoài trời nắng và người ở xứ nóng luôn ăn ít hơn so với người
trong bóng mát và người ở xứ lạnh. Ai đã khai mở Luân xa và luyện
tập tốt sẽ ăn ít đi rõ rệt, nhưng sức khỏe lại sung mãn v.v...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.