MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 37

Hơn nữa, ngày nay khoa học đã thấy sự dư thừa calo là nguyên
nhân gây ra nhiều hậu quả tai hại, trước tiên là bệnh béo phì, từ đó
đã mở đường cho nhiều bệnh nan y khác như tiểu đường, tim
mạch, ung thư... xuất hiện, hoành hành.

Mặt khác, theo các nghiên cứu khoa học đã được công bố, các thức
ăn từ hạt có khả năng cung cấp dồi dào calo cho cơ thể hơn các
thức ăn động vật.

LƯỢNG CALO TRONG MỘT SỐ THỨC ĂN

(tính trên 100 g nguyên liệu)

2

Từ số liệu ở bảng trên đây, những người đề cao vai trò của thịt và
calo chắc sẽ vô cùng ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật không thể
chối cãi. Cũng từ đó, chúng ta thấy chỉ nên ăn nhiều thức ăn có hàm
lượng calo cao như lạc, vừng... vào mùa đông giá lạnh, mà không
nên ăn nhiều vào mùa hè nóng bức.

b. Thức ăn phải đủ các thành phần dinh dưỡng

Theo quan niệm này, khoa Dinh dưỡng học Tây phương cho rằng
cơ thể có gì phải cung cấp đủ thành phần đó để bù lại cho sự hoạt
động tiêu hao. Từ đó người ta đã phân tích và xác lập chỉ tiêu dinh
dưỡng cụ thể cho từng loại khẩu phần ăn.

Mới nghe qua thì quan điểm này tỏ ra rất thực tế. Nhưng rất dễ thấy
những bằng chứng hiển nhiên như sau: bò thịt có ăn thịt bao giờ
đâu mà vẫn có những bắp thịt chắc nịch? Bò sữa đâu được uống
sữa, nhưng vẫn sản sinh ra rất nhiều sữa? Con gà đẻ có khi nào
được ăn trứng? Có ai bón đường cho cây mía; tưới bơ cho cây bơ;
tưới dầu cho cây vừng, cây lạc đâu mà mía vẫn ngọt, bơ vừng/lạc
vẫn béo? Các bà mẹ Việt Nam ngày xưa có bao giờ uống sữa, thế
mà hầu hết đều đủ, có khi thừa sữa cho con bú? Còn các bà mẹ
thời hiện đại có thể uống sữa tùy thích, nhưng hầu hết lại thiếu sữa
cho con.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.