Tây y nói chung, khoa Dinh dưỡng học nói riêng đang đứng trước
bế tắc nghiêm trọng, họ bắt đầu nhìn sang y học cổ truyền phương
Đông để tìm lối thoát và ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, cơ thể
sinh vật vô cùng huyền diệu: một chiếc lá nhỏ bé, dưới ảnh hưởng
của ánh nắng mặt trời có thể tổng hợp hơi nước, thán khí trong tự
nhiên thành tinh bột; các loài động vật chỉ cần ăn cỏ, hạt... có thể
tạo lên mọi thành phần như xương, thịt, máu, các enzyme,
hormone... cho cơ thể mình. Đó là điều không có bất kỳ một phòng
thí nghiệm tinh vi, hiện đại nào, một nhà máy khổng lồ, tối tân nào...
có thể làm được. Cơ thể mọi sinh vật đều tự tổng hợp được các
chất cho nhu cầu của mình, ngoại trừ khoáng và hầu hết các
vitamin. Vì vậy, cung cấp khoáng và vitamin cho cơ thể là đơn giản,
hiệu quả nhất và cũng là thông minh nhất. Đây là điều cho đến nay,
phần lớn các bác sĩ Tây y đều chưa hiểu biết tới.
Thực tế này đòi hỏi Y học và mọi người cần nhận thức rõ ràng, sâu
sắc về học thuyết Dinh dưỡng chân chính, mới có thể xây dựng
được cuộc sống quân bình, khỏe mạnh, vui tươi... cho chính mình
và mọi người.
2. QUAN ĐIỂM CỦA CỔ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
Thực dưỡng phương Đông quan niệm:
a. Thứ nhất, mọi sinh vật đều được nuôi dưỡng bằng năng lượng
lấy từ vũ trụ, nguồn năng lượng đó tích lũy đầu tiên trong cây xanh
(rau, quả, củ, hạt...). Ăn những thực phẩm đó, con người đã gián
tiếp thu năng lượng từ mặt trời, là được nuôi dưỡng bằng loại thức
ăn còn nguyên vẹn năng lượng cần cho sự sống (khả năng sinh
trưởng, phát triển, nảy mầm...).
Thảo mộc đã hút các chất vô cơ để tổng hợp thành thức ăn hữu cơ,
đó là một phép lạ về sự diễn tiến nhờ tác dụng tương hỗ của năng
lượng thiên nhiên. Phép lạ ấy chưa một phòng thí nghiệm siêu hiện
đại nào có thể bắt chước được.
Từ đó cho thấy tất cả chúng ta đều là con của mẹ thảo mộc. Không
có thảo mộc, không một động vật nào có thể tồn tại được trên trái